|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 12/5: Ổn định trở lại; cao su kỳ hạn tăng - giảm dưới 1%

06:53 | 12/05/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (12/5) đồng loạt đi ngang sau khi đã giảm 500 - 1.000 đồng/kg vào hôm qua. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn TOCOM và SHFE biến động theo hai chiều hướng khác nhau với mức điều chỉnh dưới 1%.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 13/5  

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay chững lại trên diện rộng sau phiên biến động hôm qua. Hiện tại, các tỉnh đang ghi nhận khoảng giá 75.500 - 78.500 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 75.500 đồng/kg có mặt tại tỉnh Gia Lai. Nhỉnh hơn là tỉnh Đồng Nai với mức 76.000 đồng/kg.

Kế đến, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang cùng thu mua hồ tiêu với chung mức 76.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt ổn định tại mức 77.500 đồng/kg và 78.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

76.500

-

Gia Lai

75.500

-

Đắk Nông

76.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

78.500

-

Bình Phước

77.500

-

Đồng Nai

76.000

-

Năm 2021, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 54,3 triệu USD, giảm 16,7% so với năm 2020. Trong đó, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 17,5 triệu USD, giảm 0,8%.

Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 32,23% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc năm 2021, cao hơn so với 27,06% trong năm 2020.

Trong quý I/2022, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc tiếp tục giảm. Chính sách “Zezo COVID” của Trung Quốc tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại hàng hóa nói chung, mặt hàng hạt tiêu nói riêng.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường thế giới đạt 6,6 triệu USD, giảm 55,8% so với quý I/2021.

Tuy nhiên, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, mức tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 2,73 triệu USD, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2022 ghi nhận mức 244,5 yen/kg, giảm 0,77% (tương đương 1,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh lên mức 12.545 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,76% (tương đương 95 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2021, nhập khẩu cao su của 5 thị trường lớn đều tăng so với năm 2020. Trong đó tăng mạnh nhất là các thị trường Malaysia, Mỹ, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc,…

Nhập khẩu cao su từ Việt Nam của các thị trường này đều tăng trưởng tốt so với năm 2020 (trừ Malaysia giảm nhập khẩu từ Việt Nam). Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc thì thị phần cao su của Việt Nam tại các thị trường này vẫn ở mức thấp.

Năm 2021, EU là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, đạt 13,73 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm 2020. Trong đó, EU nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 206,86 triệu USD, tăng 84,4% so với năm 2020.

Tại EU, ngành công nghiệp sản xuất, tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ, điển hình như sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng.

Do đó, nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVRCV) và chủng loại SVR10, SVR20. Dự báo thời gian tới, xuất khẩu các mặt hàng này tới thị trường EU sẽ tiếp tục tăng.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU, ngành cao su cần hướng tới mục tiêu sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn của FSC, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy