|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 11/5: Giảm 500 - 1.000 đồng/kg; cao su biến động trái chiều

07:05 | 11/05/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (11/5) giảm 500 - 1.000 đồng/kg so với mức giá được ghi nhận vào hôm qua. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn trong phiên sáng nay biến động trái chiều với mức điều chỉnh không quá 1%.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 12/5  

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay quay đầu giảm, xuống khoảng 75.500 - 78.500 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg về mức giá thấp nhất là 75.500 đồng/kg.

Cùng giảm 1.000 đồng/kg còn có hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giá là 76.500 đồng/kg.

Sau khi giảm 500 đồng/kg, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Đồng Nai đang ở mức 76.000 đồng/kg.

Tương tự, hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng điều chỉnh mức giao dịch lần lượt xuống còn 77.500 đồng/kg và 78.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

76.500

-1.000

Gia Lai

75.500

-1.000

Đắk Nông

76.500

-1.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

78.500

-500

Bình Phước

77.500

-500

Đồng Nai

76.000

-500

Năm 2021, giá hạt tiêu toàn cầu tăng mạnh là nguyên nhân khiến trị giá nhập khẩu mặt hàng này của hầu hết các thị trường tăng so với năm 2020, ngoại trừ Trung Quốc.

Trong thời gian này, Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường thế giới đạt 413,74 triệu EUR (438,56 triệu USD), tăng 28,3% so với năm 2020.

Trong đó, EU nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 123 triệu EUR (130,45 triệu USD), tăng 46,9% so với năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 29,75% trong tổng giá trị nhập khẩu của EU, cao hơn so với 25,98% trong năm 2020.

Dự báo trong năm 2022, EU tiếp tục tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam. Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) tạo điều kiện thuận lợi, giúp ngành hạt tiêu đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.

Cập nhật số liệu công bố mới nhất từ Cơ quan Thống kê châu Âu, trong tháng 1/2022, EU nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường thế giới đạt 43,56 triệu EUR (46,17 triệu USD), tăng mạnh 66% so với tháng 1/2021.

Trong đó, EU nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt trên 13 triệu EUR (13,87 triệu USD), tăng tới 110,8% so với tháng 1/2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ảnh: Organic Authority

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2022 ghi nhận mức 246,7 yen/kg, giảm 0,16% (tương đương 0,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh lên mức 12.430 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,53% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong quý I/2022, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 61,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Mặt hàng này đạt 250,94 nghìn tấn, trị giá 437,39 triệu USD, giảm 2,5% về lượng, nhưng tăng 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,5% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, đạt 250,01 nghìn tấn, trị giá 435,17 triệu USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về giá xuất khẩu, trong quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân nhiều chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, đáng chú ý là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp đạt 1.743 USD/tấn, tăng 8,5%; SVR10 đạt 1.811 USD/ tấn, tăng 10,6%; cao su tổng hợp đạt 2.627 USD/tấn, tăng 36,4%; SVR 20 đạt 1.754 USD/ tấn, tăng 7,1%...

Thảo Vy