Giá tiêu hôm nay 10/8: Quay đầu đi xuống; cao su biến động trái chiều
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 11/8
Theo khảo sát, giá tiêu được điều chỉnh về khoảng 70.500 - 73.500 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm.
Trong đó, mức giá thấp nhất là 70.500 đồng/kg có mặt tại tỉnh Gia Lai sau khi giảm 1.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn là Đồng Nai với mức 71.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Kế đó là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giá là 71.500 đồng/kg, tỉnh Bình Phước với mức 72.500 đồng/kg. Ba tỉnh này đều có giá giảm 1.000 đồng/kg.
Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đang là địa phương dẫn đầu với mức giá cao nhất, đạt 73.500 đồng/kg. So với hôm qua, giá tiêu hôm nay tại tỉnh này giảm 500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
71.500 |
-1.000 |
Gia Lai |
70.500 |
-1.000 |
Đắk Nông |
71.500 |
-1.000 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
73.500 |
-500 |
Bình Phước |
72.500 |
-1.000 |
Đồng Nai |
71.000 |
-500 |
Tình hình bất ổn tại Sri Lanka ngày một leo thang khi mới đây tổng thống và thủ tướng nước này buộc phải từ chức.
Trước thông tin này, một số ý kiến cho rằng ngành hồ tiêu Việt Nam sẽ được hưởng lợi tại Ấn Độ bởi thời gian qua, Sri Lanka và Việt Nam là hai nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho nước này.
Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiêu của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ trong năm 2022 bắt đầu tăng mạnh. Trong khi đó, Sri Lanka đã có dấu hiệu hụt hơi sau một năm bứt tốc mạnh mẽ.
Theo số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tiêu của Ấn Độ đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 22.260 tấn.
Trong đó, Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu tiêu vào Ấn Độ với 6.964 tấn, tăng mạnh 78,1% so với cùng kỳ và chiếm 31% tỷ trọng. Sri Lanka đứng thứ hai với 5.951 tấn, tăng 6,8% và chiếm 27% tỷ trọng.
Việc Sri Lanka đang trong tình trạng khủng hoảng đã mở ra cơ hội để Việt Nam vươn lên giành lại vị trí số một về thị phần tiêu tại Ấn Độ sau khi để mất vị trí này vào tay Sri Lanka vào năm ngoái.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 ghi nhận mức 239 yen/kg, tăng 0,08% (tương đương 0,2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.140 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,41% (tương đương 50 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, hầu hết các thị trường nhập khẩu cao su lớn đều tăng nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2021, trừ Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng nhập khẩu cao su của các thị trường này từ Việt Nam có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Trong thời gian này, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, với kim ngạch đạt 5,59 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 797,13 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 14,3% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với mức 15% của cùng kỳ năm 2021.
Mỗi tháng Trung Quốc tiêu thụ khoảng 500 nghìn tấn cao su tự nhiên, trong khi nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 115 nghìn tấn, còn lại khoảng 385 nghìn tấn cao su tự nhiên cần phải nhập khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cao su của Mỹ đạt 2,18 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Mỹ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 36,57 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cao su Việt Nam chiếm 1,7% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với mức 2,2% của cùng kỳ năm 2021.
Kinh tế Mỹ dự báo tiếp tục hồi phục sẽ là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su Việt Nam, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Các nhà cung cấp dự kiến sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng sản xuất các sản phẩm cao su của Mỹ, chẳng hạn như lốp xe, ống mềm và dây đai, trong bối cảnh sản lượng thiết bị và máy móc vận tải ngày càng tăng.