Giá thấp khiến quốc gia sản xuất cacao lớn thứ hai thế giới nếm trái đắng
Sau khi người nông dân tại làng Akweteykrom (Ghana) thu hoạch cacao và phơi khô hạt được tách một cách thủ công, họ phải thuê xe tải để trở hạt cacao một chặng đường dài đến tỉnh Assin Fosu. Và khi hạt cacao được đưa vào thị trường, chúng được bán cho bên trung gian và sau đó là tới các nhà chế biến đa quốc gia như Olam và Cargill hay các nhà sản xuất như Hershey’s, Nestlé và Mondelez.
Tuy nhiên, lợi nhuận hiếm khi đạt mức hòa vốn cho người nông dân, dù Ghana là nhà sản xuất cacao lớn thứ hai thế giới, sau quốc gia láng giềng Bờ Biển Ngà. Ghana cung cấp khoảng một phần năm lượng hạt cacao sử dụng cho ngành chocolate trị giá 100 tỉ USD, nhưng chỉ thu về khoảng 2 tỉ USD doanh thu hàng năm.
“Tài chính của chúng tôi không tốt, chúng tôi không đủ tiền để hỗ trợ người nông dân”, ông Robert Tetteh, một người trồng cacao 53 tuổi, cho biết.
“Khi nhìn vào những nổ lực bỏ ra thể thu hoạch được một bao cacao, và số tiền bạn nhận được từ nó, chênh lệch là rất lớn. Mặc dù chúng tôi làm mọi việc, chúng tôi không thu được lợi nhuận từ nó”, ông nói.
Ngành caocao mang lại gần 7% GDP của Ghana, nhưng khoảng một phần tư doanh thu từ xuất khẩu không thể cung cấp đủ cho hầu hết 800.000 người nông dân sống không có trợ cấp chính phủ và tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Nhiều người sống trong đói nghèo, thiếu tiếp cận tới các dịch vụ như y tế và giáo dục. Họ thường buộc phải sử dụng con cái mình làm nguồn lao động.
Trong tháng 5, chính phủ Ghana cho biết đang huy động tới 1,5 tỉ USD từ ngân hàng Eximbank của Trung Quốc để cải thiện trang trại và lắp đặt hệ thống tưới tiêu, trong số những dự án khác. Đối với một quốc gia tìm cách để khai thác và quản lý nguồn tài nguyên tự nhiên một cách thận trọng, ngành cacao chứng minh là một nhiệm vụ khó khăn.
Đối với người nông dân tại Akweteykrom, trợ cấp chính phủ chỉ giúp họ sống qua từng ngày. Họ muốn chính phủ nâng giá một tấn cacao, được Cơ quan Quản lý Cacao Ghana đặt ra, và tăng trợ cấp đối với nhiên liệu, phân bón, và các nguyên liệu đầu vào khác, ngay khi chính phủ tuyên bố kế hoạch cắt giảm chúng.
Bộ trưởng Tài chính Ghana Ken Ofori-Atta cho biết, trong năm nay, ông muốn giảm trợ cấp, được triển khai năm 2017 sau khi giá cacao giao trên sàn giao dịch London giảm gần một phần so với một năm trước đó, khiến thu nhập của người nông dân giảm mạnh. Các nhà chức trách nhận định, chi phí trợ cấp chính phủ tương đương khoảng 600 USD/tấn. Ghana sản xuất khoảng 900.000 tấn vào năm ngoái.
Ảnh: Reuters. |
Tháng 8, ông Ofori-Atta nói với Bloomberg rằng, giá một tấn cacao cần phải được định giá bởi một mức giá quốc tế để không tạo ra khoảng cách nợ. Tuy nhiên, vào tháng 10, trước khi bước vào vụ thu hoạch, chính phủ Ghana tuyên bố sẽ giữ giá ở mức thấp.
Ghana và quốc gia láng giềng Bờ Biển Nga, tổng cộng sản xuất khoảng 60% nguồn cung thế giới, đang hướng tới việc tạo ra một tổ chức giống như OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) với hi vọng sẽ có nhiều quyền lực hơn trên thị trường.
Ý tưởng giảm giá là điều không thể chấp nhận được đối với những người nông dân như ông Tetteh.
“Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc định giá và họ là người duy nhất có thể sửa nó. Chúng tôi muôn một hệ thống hỗ trợ theo một cách mở rộng, nhưng cũng tăng giá”, ông nói.
Một vấn đề khác ngoài giá đối với khu vực heo lánh như Akweteykrom là đường xá.
“Vì điều kiện đường xá không tốt, người mua đưa ra mức giá rất thấp vì họ phải trả chi phí phương tiện vận chuyển để tới đó và tổn thất tiềm tàng”, một người nông dân tên Joseph Martey cho biết.
“Vì những thách thức người mua phải đối mặt, đôi khi họ sẽ không trở lại. Hoặc hạt cacao sẽ hỏng vì người mua không thể thuê phương tiện để chở đi”, ông Martey nói thêm.
Xem thêm |