|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 1/2: Phân urê ghi nhận tăng tại miền Tây Nam Bộ

08:01 | 01/02/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (1/2) ghi nhận tăng đến 40.000 đồng/bao đối với phân urê miền Tây Nam Bộ. Hiện tại, mức giá cao nhất được ghi nhận tại miền Trung là 970.000 - 1.000.000 đồng/bao cho phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 2/2

Ghi nhận hôm nay (1/2) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung hiện chưa có điều chỉnh mới.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao áp dụng cho phân lân loại Lâm Thao. Cao hơn một chút là loại Văn Điển với mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao.

Kế đến là phân ure Phú Mỹ, Ninh Bình đang được niêm yết giá tại mức 530.000 - 570.000 đồng/bao và 530.000 - 560.000 đồng/bao.

Đối với phân kali bột Phú Mỹ và Hà An, giá bán tiếp tục duy trì trong khoảng 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu có giá không đổi là 760.000 - 790.000 đồng/bao, Phú Mỹ là 750.000 - 780.000 đồng/bao và Lào Cai là 750.000 - 770.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu và Song Gianh cũng đi ngang tại mức tương ứng là 970.000 - 1.000.000 đồng/bao và 940.000 - 960.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 1/2

Ngày 30/1

Thay đổi

Phân urê

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 560.000

530.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

970.000 - 1.000.000

970.000 - 1.000.000

-

Song Gianh

940.000 - 960.000

940.000 - 960.000

-

Phân kali bột

Phú Mỹ

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Hà Anh

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

760.000 - 790.000

760.000 - 790.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 780.000

750.000 - 780.000

-

Lào Cai

750.000 - 770.000

750.000 - 770.000

-

Phân lân

Lâm Thao

260.000 - 280.000

260.000 - 280.000

-

Văn Điển

280.000 - 320.000

280.000 - 320.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

 

Khảo sát tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, ngoại trừ phân urê Phú Mỹ và Cà Mau, giá bán của các loại phân bón vẫn duy trì ổn định tương tự như tại khu vực miền Trung.

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ được bán ra với mức giá 535.000 - 560.000 đồng/bao và ure Cà Mau có giá là 540.000 - 570.000 đồng/bao, cùng tăng khoảng 25.000 - 40.000 đồng/bao. 

 

Song song đó, giá bán của phân kali miểng Cà Mau vẫn niêm yết trong khoảng 530.000 - 550.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ, giá bán lần lượt ghi nhận tại mức 660.000 - 670.000 đồng/bao và 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò cũng không có thay đổi so với ngày 30/1, tương đương với mức 910.000 - 920.000 đồng/bao.

Tương tự, phân DAP Đình Vũ tiếp tục đi ngang trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và DAP Hồng Hà khoảng 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 1/2

Ngày 30/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

515.000 - 530.000

540.000 - 570.000

25.000 - 40.000

Phú Mỹ

510.000 - 520.000

535.000 - 560.000

25.000 - 40.000

Phân DAP

Hồng Hà

1.100.000 - 1.130.000

1.100.000 - 1.130.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân kali miểng

Cà Mau

530.000 - 550.000

530.000 - 550.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Phú Mỹ

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Việt Nhật

660.000 - 670.000

660.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

910.000 - 920.000

910.000 - 920.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Vinachem xúc tiến xuất khẩu phân bón sang Brazil

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Phùng Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa có buổi làm việc với đại diện Công ty PGG Chemical Corporation (Brazil) hợp tác đưa các sản phẩm phân bón sản xuất tại Tập đoàn sang thị trường Brazil.

Tại buổi làm việc, ông Phùng Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Tập đoàn đề nghị Công ty PGG cung cấp nhu cầu của từng loại sản phẩm để Tập đoàn hỗ trợ các mẫu đối chứng, nhằm so sánh giữa sản phẩm của Tập đoàn với các sản phẩm đang có mặt tại Brazil.

Đồng thời, ông Hiệp cũng lưu ý rằng do khoảng cách địa lý, hai bên cần xem xét để đưa ra phương án vận chuyển tối ưu nhất để sản phẩm của Tập đoàn có thể cạnh tranh được tại Brazil.

Brazil là thị trường lớn, tiềm năng, để đưa được sản phẩm vào Brazil ngoài chất lượng ra còn phải có giá tốt nhất. Vì vậy, để có sản phẩm xuất hiện tại Brazil, Tập đoàn sẽ cân nhắc, tính toán tất cả các chi phí sao cho ở mức thấp nhất.

Lãnh đạo Vinachem khẳng định sẽ chưa tính đến hiệu quả tại thời điểm này, mục tiêu cao nhất là đưa sản phẩm sang Brazil. Ông tin tưởng và kỷ vọng sản phẩm của Tập đoàn sẽ phát triển tại Brazil, đây là vấn đề lâu dài.

Ông Phùng Quang Hiệp đánh giá cao cách thức triển khai, hợp tác phát triển thị trường của Công ty PGG. “Chúng tôi quan trọng nhất là sản phẩm của Tập đoàn xuất hiện trên thị trường Brazil, mặc dù biết rằng khởi đầu bao giờ cũng khó khăn, vì vậy chúng ra phải làm từng bước và sẽ quyết tâm triển khai được, trước mắt phải có 1, 2 sản phẩm có mặt tại Brazil”, ông Phùng Quang Hiệp nhấn mạnh.

PGG Chemical Corporation là công ty Brazil hoạt động trong thị trường phân bón, dinh dưỡng vật nuôi, phân bón sinh học và thiết bị ứng dụng phân bón từ năm 2014.

Với 11 đơn vị kinh doanh phân bón tại Brazil (RS, SC, PR, SP, MG, GO, MT, BA, MS), công ty đang vận hành 10 cảng ở Brazil, có thương hiệu riêng gồm 130 sản phẩm sử dụng làm phân bón lá, phân bón thủy lợi và phân bón đất, 38 sản phẩm dùng làm dinh dưỡng vật nuôi và 2 sản phẩm phân phối phân bón rắn từ các nhà cung cấp được phê duyệt tại 11 quốc gia.

Ảnh: Bình An

Bình An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.