|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 2/2: Phân urê trong nước tiếp tục tăng theo xu hướng thế giới

08:34 | 02/02/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (2/2) nhìn chung ổn định, duy chỉ có phân urê tăng nhẹ tại khu vực miền Đông Nam Bộ - Tây Nguyên và miền Bắc. Hiện tại, mức giá cao nhất tại miền Bắc là 880.000 - 900.000 đồng/bao đối với phân NPK 16 - 16 - 8 + TE.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 3/2

Ghi nhận hôm nay (2/2) cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên nhìn chung không có thay đổi so với mức giá được ghi nhận vào ngày (31/1).

Duy chỉ có phân urê Phú Mỹ điều chỉnh giá tăng 20.000 đồng/kg lên khoảng 570.000 - 600.000 đồng/bao, trong khi phân urê Cà Mau có giá ổn định ở mức 570.000 - 610.000 đồng/bao. 

Song song đó, giá phân lân Lâm Thao hiện dao động trong khoảng 230.000 - 280.000 đồng/bao. Đây cũng là mức giá thấp nhất tại thời điểm khảo sát.

Đồng thời, phân kali bột Cà Mau, Phú Mỹ tiếp tục niêm yết giá cùng mức là 690.000 - 750.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của hai loại Cà Mau, Phú Mỹ được ghi nhận trong khoảng 750.000 - 800.000 đồng/bao và loại Đầu Trâu có giá khoảng 830.000 - 850.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 20 - 20 - 15 TE Bình Điền giữ nguyên trong khoảng 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao. Còn lại phân DAP con ó Pháp, giá bán đang ở mức cao nhất trong khu vực là 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN

Tên loại

Ngày 2/2

Ngày 31/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

570.000 - 610.000

570.000 - 610.000

-

Phú Mỹ

550.000 - 600.000

570.000 - 600.000

20.000

Phân DAP

Con á Pháp

1.000.000 - 1.110.000

1.000.000 - 1.110.000

-

Phân kali bột

Cà Mau

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Đầu Trâu

830.000 - 850.000

830.000 - 850.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15 TE

Bình Điền

1.050.000 - 1.090.000

1.050.000 - 1.090.000

-

Phân lân

Lâm Thao

230.000 - 280.000

230.000 - 280.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Bắc

Tương tự như khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, giá phân bón tại khu vực miền Bắc vào sáng hôm nay vẫn duy trì ổn định, ngoại trừ phân urê Hà Bắc và Phú Mỹ.

Cụ thể, phân urê Hà Bắc và Phú Mỹ có cùng mức giá 540.000 - 590.000 đồng/bao, lần lượt tăng 10.000 - 20.000 đồng/bao và 10.000 đồng/bao.

Theo ghi nhận, mức giá thấp nhất hiện tại là 270.000 - 300.000 đồng/bao áp dụng cho phân Supe lân Lâm Thao.

Song song đó, phân kali bột Canada, Hà Anh đang được bán ra với cùng mức giá là 680.000 - 700.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của loại Việt Nhật và loại Phú Mỹ đang được niêm yết trong khoảng 800.000 - 820.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 16 - 16 - 8 + TE Việt Nhật cũng đi ngang tại mức tương ứng là 880.000 - 900.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC MIỀN BẮC

Tên loại

Ngày 2/2

Ngày 31/1

Thay đổi

Phân urê

Hà Bắc

530.000 - 570.000

540.000 - 590.000

10.000 - 20.000

Phú Mỹ

540.000 - 580.000

540.000 - 590.000

10.000

Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE

Việt Nhật

880.000 - 900.000

880.000 - 900.000

-

Phân Supe lân

Lâm Thao

270.000 - 300.000

270.000 - 300.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Việt Nhật

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phú Mỹ

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phân kali bột

Canada

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Hà Anh

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Doanh nghiệp phân bón ‘bội thu’ quý cuối năm

Theo ghi nhận của Nhadautu.vn, nhiều doanh nghiệp phân bón công bố BCTC hợp nhất quý IV/2023 với khoản lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, có đơn vị lập kỷ lục mới.

Công ty cổ phần DAP – Vinachem (mã: DDV) thông tin doanh thu quý cuối năm đạt 835 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cải thiện từ 3% lên 14,6%. Lợi nhuận gộp 122 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 25 tỷ quý IV/2022.

Nhờ đó, dù các chi phí đồng loạt tăng nhưng lợi nhuận ròng vẫn gấp 8,8 lần cùng kỳ lên 62,5 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, lãi ròng 70,2 tỷ, giảm 80% do 2 quý đầu năm lãi mỏng (vài trăm triệu đồng). Riêng quý cuối năm đã mang về 89% lợi nhuận cả năm.

Doanh nghiệp cho biết sản lượng DAP tiêu thụ trong quý đạt 61.649 tấn, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán bình quân giảm 13,5% nên doanh thu chỉ tăng nhẹ. Song, giá một số nguyên liệu trong kỳ giảm sâu so với cùng kỳ năm trước như lưu huỳnh giảm 61%, amoniac giảm 41,5% và hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho làm giá vốn giảm, cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Theo Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (mã: LAS), thị trường phân bón quý IV trong nước diễn biến phức tạp nên nhu cầu dự trữ phân bón của khách hàng tương đối thấp, sản lượng tiêu thụ của công ty giảm 19,5% khiến doanh thu giảm 24,7% xuống 549 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo công ty dự báo được nên đã mua được các lô nguyên liệu giá thấp hạ giá thành sản phẩm. Biên lãi gộp đạt 34,8%, tăng so với mức 20,2% cùng kỳ năm trước. Kết hợp với việc siết chặt quản lý công nợ, quản trị và điều tiết dòng tiền giúp chi phí tài chính LAS giảm 5,2 tỷ đồng và doanh thu tài chính tăng 10 tỷ đồng.

Các yếu tố trên đã giúp lợi nhuận quý cuối năm đạt 54 tỷ đồng, gấp đôi quý IV/2022 và đạt mức cao nhất năm. Lũy kế cả năm, lợi nhuận ròng 149 tỷ đồng, tăng 58%.

Chủ sở hữu thương hiệu phân bón Đầu Trâu – Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (mã: BFC) cũng có quý cuối năm lạc quan khi doanh thu tăng 16% đạt 2.203 tỷ đồng, lãi ròng tăng 55% đạt 36,4 tỷ đồng. Do quý đầu năm thua lỗ nên lũy kế cả năm lợi nhuận BFC giảm nhẹ từ 150 tỷ xuống 148 tỷ đồng.

Gây bất ngờ hơn cả là Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mã: DHB) khi báo lãi kỷ lục 1649 tỷ đồng quý IV. Nhờ đó, cả năm, công ty có lãi 860 tỷ đồng, thoái khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Nguyên nhân là do công ty có khoản lợi nhuận khác đột biến 1.802 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải, trong quý IV/2023, đề án tái cơ cấu các khoản nợ vay đầu tư của công ty tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã chính thức được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, lãi suất cho vay đối với khoản vay tại ngân hàng được điều chỉnh về mức 8,55%/năm kể từ 1/1/2022, xóa nợ lãi tính trên nợ gốc quá hạn và nợ lãi tính trên nợ lãi chậm trả phát sinh chưa trả đến 31/12/2022, kéo dài thời gian vay thêm 8 năm, dừng tính lãi đối với nợ lãi chậm trả kể từ 22/12/2023.

Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã: DCM) ghi nhận doanh thu quý cuối năm đạt 3.566 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 493 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước doanh thu và lợi nhuận còn giảm do giá bán phân bón giảm mạnh. Song, đây là quý có kết quả kinh doanh tốt nhất năm, đóng góp 44,5% lợi nhuận cả năm.

Theo Mirae Asset, năm 2022 ngành phân bón thăng hoa với kết quả kinh doanh vượt trội nhờ giá bán tăng cũng như điều kiện thị trường thuận lợi. Sang năm 2023, ngành phân bón gặp áp lực suy giảm doanh thu lẫn lợi nhuận vì giá phân bón lao dốc sau khi tạo đỉnh vào tháng 5/2022. Theo đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón cũng bắt đầu suy giảm từ quý III/2022.

Thế nhưng, vào tháng 6/2023, giá phân bón đã tạo đáy và trong chu kỳ phục hồi trước áp lực nguồn cung toàn cầu suy giảm. Nhờ vậy, lợi nhuận ngành phân bón cũng có sự cải thiện.

Theo VCBS, nguồn cung toàn cầu thắt chặt sẽ là yếu tố giúp giá phân bón phục hồi. Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu phân bón lớn thứ 3 thế giới (chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu), tiếp tục hạn chế xuất khẩu urê bằng cách thắt chặt kiểm tra pháp lý để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Nga, quốc gia xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới, áp hạn ngạch xuất khẩu phân đạm trong 6 tháng. Từ 1/10/2023, Nga bắt đầu áp dụng thuế xuất khẩu linh hoạt gắn với tỷ giá đồng Ruble với nhiều hàng hóa, mức thuế áp dụng cho phân bón có thể lên tới 10% và duy trì đến cuối năm 2024 để bảo vệ thị trường nội địa.

Đồng thời, sản xuất urê ở EU dự kiến ở mức thấp do giá thành quanh vùng 380 – 390 USD/tấn cao hơn nhiều so với chi phí nhập khẩu từ Ai Cập. Các nhà máy sản xuất ở Malaysia, Brunei và Indonesia đang trong quá trình bảo dưỡng. Tại khu vực Trung Đông, Chính phủ Ai Cập quyết định gia hạn vô thời hạn việc cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt đối với tất cả các nhà sản xuất phân urê tại nước này, ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu.

Dù vậy, nhu cầu tiêu thụ phân bón toàn cầu cũng được dự báo tăng chậm lại so với 2023. IFA dự báo tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ phân bón thế giới sẽ chậm lại trong trung hạn, từ mức 4% trong năm tài chính 2023 xuống 1,3% trong năm tài chính 2027.

Với thị trường nội địa, giá phân bón giảm trong khi giá nông sản lên cao kích thích nhu cầu tiêu thụ phân bón. Đồng thời, theo yếu tố mùa vụ, nhu cầu phân bón lên cao vào quý IV/2023 và quý I/2024 khi bước vào vụ Đông Xuân (cuối tháng 10 đến tháng 1) kéo giá phân bón phục hồi, Tạp chí điện tử Nhà đầu tư đưa tin.

Ảnh: Bình An

Bình An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.