|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Cần biết

Giá mít Thái hôm nay 1/11/2022: Tăng 1.000 đồng/kg tại các vườn miền Tây

15:26 | 01/11/2022
Chia sẻ
Giá mít Thái hôm nay 1/11/2022 tăng 1.000 đồng/kg đối với mít kem lớn và mít kem nhỏ được thu mua tại vựa. Trong khi đó, giá bán tại chợ vẫn ổn định trong khoảng 6.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại.

Giá mít Thái hôm nay 1/11/2022

Xem thêm: Giá mít Thái hôm nay 2/11/2022  

Ghi nhận tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong hôm nay (1/11/2022) cho thấy, giá thu mua tại vườn quay đầu tăng sau nhiều ngày liên tiếp giảm.

Theo đó, giá mít kem lớn tại các tỉnh, thành gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long đang ở mức 16.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 đồng/kg. Có cùng mức tăng, Tiền Giang điều chỉnh giá lên 17.000 đồng/kg.

Đối với mít kem nhỏ, thương lái tỉnh Tiền Giang đang thu mua tại vườn với giá 13.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Các địa phương lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long cùng tăng 1.000 đồng/kg lên mức 12.000 đồng/kg.

Tại các chợ ở khu vực miền Tây, giá bán mít loại 1 vẫn ổn định tại mốc 10.000 đồng/kg. Mít loại 2 đang có giá thấp hơn, hiện dao động trong khoảng 6.000 - 8.000 đồng/kg. Trong đó, chợ Tiền Giang bán mít loại 2 với giá 6.000 đồng/kg, chợ ở các tỉnh còn lại ghi nhận giá 8.000 đồng/kg.

Tỉnh

Ngày 1/11/2022

Ngày 31/10/2022

Thay đổi

Mít kem lớn

Mít kem nhỏ

Mít chợ

Mít kem lớn

Mít kem nhỏ

Mít chợ

Mít kem lớn

Mít kem nhỏ

Mít chợ

Loại 1

Loại 2

Loại 1

Loại 2

Loại 1

Loại 2

Tiền Giang

17

13

10

8

16

12

10

8

1

1

0

0

TP Cần Thơ

16

12

10

6

15

11

10

6

1

1

0

0

Hậu Giang

16

12

10

8

15

11

10

8

1

1

0

0

Đồng Tháp

16

12

10

8

15

11

10

8

1

1

0

0

An Giang

16

12

10

8

15

11

10

8

1

1

0

0

Vĩnh Long

16

12

10

8

15

11

10

8

1

1

0

0

Đơn vị tính: nghìn đồng/kg

Ảnh: Thảo Vy

Sa Thầy (Kon Tum) chú trọng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt

Thời gian qua, Đảng ủy xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể vận động nhân dân trên địa bàn nỗ lực đưa Nghị quyết Đảng bộ xã đi vào cuộc sống, theo báo Kon Tum.

Mục tiêu là từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra những chuyển biến mới trong phát triển kinh tế - xã hội.

Vào thăm khu vườn ở làng Trấp, chị Y Pha - chủ vườn tươi cười, bộc bạch: “Người Gia Rai trước đây ít quan tâm đến kinh tế vườn, vườn nhà thường trồng mì hoặc bỏ hoang. Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và được sự hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, gia đình tôi trồng 2,5 sào mít, sầu riêng và bưởi trên đất vườn trồng mì bạc màu”.

Đồng chí A Thủy - Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn làng Trấp, hồ hởi: “Từ năm 2020 đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với xã hỗ trợ 16 hộ trong thôn trồng các loại cây ăn quả như bơ, mít Thái và sầu riêng. Cây mít Thái hiện đang cho quả. Các hủ tục như đâm trâu, bò để tổ chức ma chay, lễ bỏ mả giảm hẳn. Người dân đang tích cực xây dựng nếp sống mới”.

Thảo Vy