|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 1/11: Dứt đà giảm, arabica tăng mạnh hơn 4,5%

07:12 | 01/11/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (1/11) tại thị trường nội địa tăng nhẹ 100 đồng/kg lên khoảng 40.500 - 41.100 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cà phê arabica giao tháng 12/2022 trên Sàn giao dịch New York tăng hơn 4,5% lên mức 177,7 US cent/pound.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 2/11  

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 10h30, giá cà phê hôm nay tăng 100 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện tại, các địa phương trọng điểm đang giao dịch cà phê trong khoảng 40.500 - 41.100 đồng/kg.

Cụ thể, mức giá thấp nhất là 40.500 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng sau khi tăng 100 đồng/kg. Tiếp đến là Gia Lai với mức 41.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cùng tăng 100 đồng/kg lên mức 41.100 đồng/kg trong hôm nay.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.908

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

41.100

+100

Lâm Đồng

40.500

+100

Gia Lai

41.000

+100

Đắk Nông

41.100

+100

Tỷ giá USD/VND

24.599

+2

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 1/11. (Tổng hợp: Thảo Vy)

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng trở lại. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2023 được ghi nhận tại mức 1.853 USD/tấn sau khi tăng 0,22% (tương đương 4 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 12/2022 tại New York đạt mức 177,7 US cent/pound, tăng 4,65% (tương đương 7,9 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Ngành cà phê Ấn Độ đang chịu nhiều thách thức bởi sự chuyển biến xấu trong điều kiện khí hậu, sự gia tăng trong chi phí đầu vào, và song song đó là tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng.

Nhờ vào đặc tính riêng biệt, một số giống cà phê có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu, nhưng điều đáng buồn là chính phủ Ấn Độ không cung cấp đủ vốn cho các trạm nghiên cứu cà phê để phát triển các giống này.

Trong khi đó, sự biến động của giá thị trường và sự sụt giảm vị thế của các nhà sản xuất trong chuỗi giá trị khiến việc trồng cà phê ngày càng thua lỗ. Đây nhanh chóng trở thành một thị trường hàng hóa do người mua điều khiển.

Hơn 75% sản lượng cà phê của Ấn Độ được xuất khẩu. Điều này có tác động đến khả năng cạnh tranh về chi phí của cà phê Ấn Độ so với cà phê được xuất khẩu từ các khu vực sản xuất khác, đặc biệt là khi những người trồng đó nhận được nguồn tài chính với lãi suất rất thấp.

Hầu hết các ngân hàng tư nhân khẳng định rằng, người trồng phải cung cấp tài sản thế chấp để được nhận tài trợ. Vì người trồng quy mô vừa và nhỏ không có khả năng cung cấp tài sản thế chấp, nên lãi suất luôn ở mức cao, vào khoảng 12%.

Mặt khác, lãi suất quốc tế không đáng kể, chủ yếu ở mức một chữ số. Đây là một lợi thế cho các vùng sản xuất cà phê cạnh tranh.

Do ​​chi phí đầu vào tăng hàng năm và sự gia tăng về chi phí lao động và lợi ích, chiếm 60 - 70% tổng chi phí, người trồng cà phê chỉ còn lại rất ít tiền trong tay và không đủ để trả các khoản vay.

Chi phí đầu vào cho sản xuất cà phê, điển hình như phân bón và hóa chất nông nghiệp, đã tăng gần 20% trong một năm, theo Civils Daily.

Thảo Vy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.