|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa tăng nhẹ sau quyết định cho xuất khẩu gạo trở lại

11:09 | 06/05/2020
Chia sẻ
Giá lúa ở ĐBSCL đang tăng nhẹ, cụ thể ngày 5-5, giá lúa tăng từ 200 - 400 đồng/kg so với tuần cuối tháng 4-2020. Thương lái mua lúa phơi khô, giống OM 5451 và Đài Thơm với giá 7.000 đồng/kg.

“Sau quyết định cho phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại thì giá lúa có chiều hướng tăng. Nhưng hơi tiếc, phần lớn nông dân thu hoạch lúa vụ đông xuân đã bán hết cho thương lái”, ông Điền Văn Bảnh, ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết.

Nhiều nông dân phải bấm bụng bán lúa ngay sau khi thu hoạch để trang trải tiền nợ phân, thuốc trừ sâu cho các đại lý và sinh hoạt gia đình.

“Tuy phần lớn đã bán hết lúa đông xuân, nhưng nông dân xuống giống sớm vụ hè thu cũng sắp thu hoạch. Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ tháng 5 đã làm nông dân phấn chấn chăm sóc lúa, hy vọng được giá trong vụ hè thu”, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết.

Hiện tại, ĐBSCL đã xuống giống hơn 750.000ha lúa hè thu. Theo Cục Trồng trọt, qua đánh giá bước đầu, các trà lúa đang trổ chín, do thuận lợi về thời tiết nên năng suất ước đạt 7 - 8 tấn/ha. 

Người trồng lúa đang thực hiện các công đoạn chăm sóc cuối cùng để chuẩn bị thu hoạch. Dự kiến vụ hè thu 2020, toàn vùng ĐBSCL sẽ đạt sản lượng 8,7 triệu tấn lúa. Trong đó, sẽ có khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn gạo hàng hóa cung ứng cho xuất khẩu.

Các chuyên giá lúa gạo nhận định, xuất khẩu gạo đã được khơi thông, các doanh nghiệp cần tranh thủ cơ hội giá tốt để xuất khẩu. Hiện giá xuất khẩu gạo của Việt Nam ngang bằng với Pakistan, cao hơn Ấn Độ và thấp hơn Thái Lan. 

Đáng chú ý, giá xuất khẩu gạo giống Jasmine của Việt Nam cao nhất đạt 573 - 577 USD/tấn, trong khi đó, giá xuất khẩu gạo Hom Mali 92% của Thái Lan lên đến 1.093 - 1.097 USD/tấn.


Cao Phong

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.