|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 30/8, lúa phục hồi trở lại, gạo tăng giảm trái chiều

12:00 | 30/08/2024
Chia sẻ
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (30/8) tăng giảm không đồng nhất. Hội thảo tham vấn về tiếp cận tài chính trong chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp tại Việt Nam đã diễn ra trong hai ngày 27 - 28/8 tại TP HCM.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (30/8) tăng trở lại. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 và lúa OM 18 cùng tăng 100 đồng/kg và được niêm yết chung mức 8.500 - 8.600 đồng/kg. Tương tự, giá lúa OM 5451 cũng được điều chỉnh lên mức 8.200 - 8.400 đồng/kg, cao hơn 200 đồng/kg so với hôm trước.

Song song đó, thị trường giá nếp hôm nay đứng yên. Theo đó, giá nếp IR 4625 (tươi) và nếp Long An (tươi) duy trì ổn định từ 7.400 đồng/kg đến 7.600 đồng/kg. Bốn loại nếp AG (tươi), nếp 3 tháng (tươi), nếp 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp AG (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

7.400 - 7.600

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.400 - 7.600

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.900 - 8.000

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.500 - 8.600

+100

- Lúa OM 5451

Kg

8.200 - 8.400

+200

- Lúa OM 18

kg

8.500 - 8.600

+100

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

7.800

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 22.000

+2.000

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

17.500 - 18.000

-500 - 1.500

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 30/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay biến động trái chiều. Cụ thể, gạo nếp ruột tăng 2.000 đồng/kg, lên khoảng 16.000 - 22.000 đồng/kg. Mặt khác, gạo Sóc thường ghi nhận giảm 500 - 1.500 đồng/kg, xuống còn 17.500 - 18.000 đồng/kg. Các loại gạo khác duy trì mức giá ổn định. Trong đó, giá gạo thường đi ngang từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg.

 

Cùng thời điểm khảo sát, giá cám hôm nay cũng ổn định từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.

 Ảnh: Minh Thư

Tìm giải pháp tiếp cận tài chính trong chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp

Hội thảo tham vấn về việc tiếp cận tài chính trong chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp tại Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) cùng Hiệp hội ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) phối hợp tổ chức, diễn ra tại TP.HCM trong hai ngày 27 - 28/8, theo Báo Nông nghiệp.

Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm thực tế và đề xuất các khuyến nghị để mở rộng quy mô ngành lúa gạo phát thải thấp. Ngoài ra, các giải pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo cũng được thảo luận. Đồng thời, hội thảo cũng tìm hiểu về nhu cầu và phương thức hình thành thị trường tín chỉ carbon trong lĩnh vực này, vốn còn nhiều mới mẻ và gặp nhiều thách thức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), đã nhấn mạnh rằng lúa gạo là một ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, góp phần tạo sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên toàn quốc. Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo, đặc biệt trong bối cảnh biến động của thị trường quốc tế, thay đổi thị hiếu tiêu dùng và biến đổi khí hậu, ngành lúa gạo của Việt Nam vẫn giữ vững được khả năng sản xuất và xuất khẩu bền vững.

Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia, dẫn đến việc các quốc gia này ban hành nhiều chính sách mới hướng đến sản xuất xanh, đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường và carbon cho các sản phẩm xuất nhập khẩu. Nếu Việt Nam tiếp tục duy trì cách sản xuất truyền thống, nguy cơ tụt hậu và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của hàng triệu hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn.

Đề án về một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp, kinh tế và các mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh rằng, để đạt được mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính, cần phải hiểu rõ và đánh giá đúng những tác động của những thay đổi này đối với doanh nghiệp, tổ chức tài chính và nông dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Ông Tuấn cũng cho biết, việc tiếp cận tài chính thông qua chuỗi giá trị lúa gạo là yếu tố quan trọng để mang lại lợi ích cho nông dân và các tổ chức nông dân. Điều này đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức tài chính, cùng với các sản phẩm và công cụ tài chính nhằm đánh giá đúng các rủi ro tiềm ẩn.

Hội thảo kéo dài hai ngày đã tạo ra không gian mở để thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, nhằm xác định những thách thức chính trong việc tiếp cận và cung cấp tài chính cho sản xuất lúa phát thải thấp. Những phân tích từ các mô hình thí điểm và kinh nghiệm thực tế của các dự án lúa phát thải thấp cũng được các bên liên quan xem xét, nhằm đánh giá tiềm năng nhân rộng các mô hình thành công.

Minh Thư