|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 16/8, lúa OM 18 tăng từ 8.500 đồng/kg đến 8.700 đồng/kg

11:45 | 16/08/2024
Chia sẻ
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (16/8) tăng giảm trái chiều. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đưa ra cảnh bảo khi nông dân đổ xô trồng lúa đặc sản Việt Nam.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (16/8) điều chỉnh trái chiều. Theo đó, giá lúa IR 50404 tăng 300 đồng/kg, nâng giá bán lên khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Cùng chiều đi lên, giá lúa Đài thơm 8 sau điều chỉnh là 8.400 - 8.500 đồng/kg, cao hơn 100 đồng/kg so với hôm trước. Tương tự, giá lúa OM 18 cũng ghi nhận tăng 200 - 300 đồng/kg, hiện được thương lái thu mua trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Riêng giá lúa OM 380 giảm 200 đồng/kg, hạ xuống còn 7.800 - 8.000 đồng/kg. Những giống lúa khác duy trì ổn định.

Cùng lúc, thị trường giá nếp hôm nay đứng yên. Theo đó, 7.800 - 7.900 đồng/kg tiếp tục là mức giá niêm yết chung cho nếp IR 4625 (tươi) và nếp Long An (tươi). Bốn loại nếp AG (tươi), nếp 3 tháng (tươi), nếp 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp AG (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

7.800 - 7.900

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.800 - 7.900

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.800 - 8.000

+300

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.400 - 8.500

+100

- Lúa OM 5451

Kg

8.000 - 8.200

-

- Lúa OM 18

kg

8.500 - 8.700

+200 - 300

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

7.800 - 8.000

-200

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 16/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay tiếp đà đi ngang. Cao nhất, giá gạo Nàng Nhen tiếp tục ấn định tại mức 28.000 đồng/kg. Theo sau là giá gạo Nhật ổn định với 22.000 đồng/kg. Và 15.000 - 16.000 đồng/kg là mức giá niêm yết cho gạo thường.

 

Cùng thời điểm khảo sát, thị trường cám hôm nay lặng sóng, hiện giá cam đang dao động trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

 Ảnh: Minh Thư

Nông dân đua trồng lúa Việt, Thái Lan lo giống lúa bản địa tuyệt chủng

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Gạo Thái Lan, ông Charoen Laothamatas, nhận định rằng ngành công nghiệp gạo của Thái Lan đang đối mặt với nhiều khó khăn khi sản lượng các giống lúa truyền thống như lúa thơm Pathum Thani và gạo KB 79 giảm sút, trong khi nhiều nông dân lại chuyển sang trồng một giống lúa đặc sản của Việt Nam có tên Khao Hom Phuang, hay Jasmine 85, do giống lúa này cho năng suất cao và thời gian thu hoạch ngắn, theo Báo Nông nghiệp.

"Hiện có tới 80% gạo đóng bao bán trên thị trường Thái Lan là gạo Khao Hom Phuang của Việt Nam, khiến cho gạo thơm Pathum Thani gần như biến mất khỏi thị trường. Điều này là do Khao Hom Phuang có năng suất từ 1.200 - 1.500 kg/rai (1 rai = 0,16 ha), thời gian thu hoạch ngắn, chỉ từ 90 - 100 ngày và có thể trồng quanh năm. Trong khi đó, gạo thơm Pathum Thani chỉ cho năng suất từ 800 - 900 kg/rai, thời gian thu hoạch kéo dài tới 4 tháng và chỉ trồng được một vụ mỗi năm," ông Charoen chia sẻ.

Ông cũng cho biết nông dân đang có xu hướng trồng ít gạo Hom Mali hơn, và thay vào đó, chọn trồng nhiều gạo trắng hơn vì giống lúa này có thể trồng được 2 vụ/năm và cho năng suất cao hơn.

"Thái Lan không đủ sản lượng gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Điều này buộc họ phải tìm đến các giống lúa nước ngoài, đặc biệt là từ Việt Nam và Trung Quốc, nơi chính phủ có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển," ông Charoen nhấn mạnh.

Ông kêu gọi Cục Lúa gạo đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới nhằm tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, ông đề xuất Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan điều chỉnh các quy định để nông dân có thể trồng các giống lúa nước ngoài cùng với các giống lúa Thái Lan, nhằm đẩy mạnh phát triển các giống lúa trong nước.

Ông Charoen cho rằng chính phủ cần nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của ngành lúa gạo Thái Lan bằng cách tạo ra các giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường.

Trong khi đó, Việt Nam đã chuyển hướng sang phát triển các giống gạo chất lượng cao với giá bán hợp lý, nhưng đem lại lợi nhuận cao hơn so với gạo Hom Mali của Thái Lan.

Dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy Ấn Độ sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào năm 2025, sau đó là Việt Nam và Thái Lan. Nếu Thái Lan không có biện pháp kịp thời, thị phần của họ trong thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu có thể sẽ giảm đáng kể, ông Charoen cảnh báo.

Về gạo đồ, Thái Lan đang dần mất thị phần xuất khẩu vào tay Ấn Độ. Hiện tại, Thái Lan chủ yếu xuất khẩu gạo trắng sang các thị trường như Iraq, Indonesia và một số quốc gia châu Phi.

 

Minh Thư

Nóng chuyện kiểm toán
Thị trường gần đây lại nóng lên câu chuyện chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên sàn khi loạt kiểm toán viên bị đình chỉ giao dịch, có doanh nghiệp không thể tìm được đơn vị kiểm toán. Cùng với đó là tính minh bạch, trung thực của chính doanh nghiệp trong các con số.