|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo kéo dài đà chững giá sáng đầu tuần 1/7

11:00 | 01/07/2024
Chia sẻ
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (1/7) duy trì đi ngang. Đồng Tháp triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp dựa trên phương châm "Hợp tác, liên kết, thị trường".

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (1/7) không ghi nhận biến động mới. Theo đó, lúa Nàng Nhen tiếp tục được bán với giá cao nhất trong số các loại, với 20.000 đồng/kg.

Cùng lúc, thị trường giá nếp hôm nay cũng duy trì ổn định. Cụ thể, giá nếp đùm 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) lần lượt được thu mua trong khoảng 8.800 - 9.200 đồng/kg và 9.000 - 9.200 đồng/kg. Hai loại nếp 3 tháng (tươi) và nếp Long An (tươi) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.000 - 9.200

-

- Lúa IR 50404

kg

7.000 - 7.200

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.200 - 7.400

- Lúa OM 5451

Kg

6.900 - 7.100

-

- Lúa OM 18

kg

7.300 - 7.400

-

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

6.800 - 7.000

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 1/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay tiếp tục đi ngang. Theo đó, giá gạo thường tiếp tục được thu mua quanh ngưỡng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Cao nhất, giá gạo Nhật ổn định ở mức 22.000 đồng/kg.

 

 

Song song đó, giá cám cũng duy trì ổn định trong sáng nay, dao động từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.

 Ảnh: Minh Thư

Đồng Tháp đẩy mạnh liên kết tăng lợi nhuận cho nông dân

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp từ nhiều năm qua, dựa trên phương châm "Hợp tác, liên kết, thị trường". Qua đó, các báo cáo cho thấy ngành lúa gạo, một trong năm mặt hàng chủ lực của tỉnh, đã đạt được những kết quả tích cực trong việc giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho nông dân, từ 1 triệu đồng/ha đến 6 triệu đồng/ha, theo VTV.

Thời gian qua, Đồng Tháp đã đẩy mạnh các giải pháp kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản xuất lúa. Những cải tiến như cơ giới hóa đồng ruộng, phát triển mô hình cánh đồng lớn và thử nghiệm sản xuất lúa hữu cơ đã mang lại hiệu quả đáng kể. Đồng thời, tỉnh cũng chú trọng đến việc liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đã có lúc, lên đến 90 công ty và thương lái tham gia liên kết tiêu thụ lúa cho nông dân trên diện tích gần 50.000 ha. Nhiều mô hình liên kết mới cũng đã chứng tỏ tính hiệu quả, giúp nông dân đạt lợi nhuận bình quân từ 26 triệu đồng/ha đến 34 triệu đồng/ha cho vụ Đông Xuân.

Trong vụ Hè Thu vừa qua, diện tích trồng lúa của Đồng Tháp ước tính khoảng 186.000 ha. Dù việc liên kết chỉ chiếm vài chục ngàn ha, nhưng những nỗ lực này đã thể hiện sự cố gắng đáng kể của tỉnh.

Ông Nguyễn An Dũng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Giống nông nghiệp Định An, cho biết: "Chúng tôi đề xuất doanh nghiệp tham gia đàm phán để nâng giá. Chúng tôi mời 7 doanh nghiệp bỏ phiếu kín, với giá sàn là 7.500 đồng/kg. Doanh nghiệp nào đáp ứng được thì hợp tác, còn những doanh nghiệp khác, chúng tôi cũng tạo điều kiện để không ai bị bỏ lại phía sau".

Ông Nguyễn An Dũng còn chia sẻ thêm: "Chúng tôi không cho các doanh nghiệp ký hết hợp đồng. Nếu doanh nghiệp muốn 300 tấn, chúng tôi chỉ để 250 tấn. Những doanh nghiệp không đủ sẽ nhờ các doanh nghiệp khác gánh. Đây là cách để nông dân phát triển bền vững và nâng cao kinh tế gia đình."

Nhờ vậy, ông Nguyễn Văn Kéo ở xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, đã mạnh dạn hợp tác với HTX Giống nông nghiệp Định An để trồng lúa. Cánh đồng của ông lúc nào cũng xanh tươi, và ông đã quen với việc ghi chép chi tiết trong mỗi chuyến thăm đồng. Ông Kéo chia sẻ: "Chúng tôi ghi chép mọi thứ, từ việc xịt thuốc gì, dùng phân gì để công ty kiểm tra và xác nhận rằng chúng tôi đã tuân thủ hợp đồng."

Thay vì sử dụng thuốc trừ cỏ, cỏ được dọn bằng máy, và lượng phân bón, thuốc trừ sâu giảm đến 50%, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Năng suất vẫn duy trì ở mức khá, từ 6,8 tấn/ha đến 7 tấn/ha. Từ diện tích ban đầu chỉ 30 ha, hiện nay, cánh đồng liên kết đã mở rộng lên hơn 350 ha, bao gồm các nông dân từ các tổ hợp tác và HTX tại 5 xã trong tỉnh. Nhiều nông dân cho biết, họ chưa từng thấy việc trồng lúa lại nhẹ nhàng và vui vẻ như hiện nay. Đó chính là thành công của mô hình liên kết này.

 

Minh Thư