|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 8/9: IR 50404 tăng 100 đồng/kg, nếp, gạo tiếp tục bình ổn

12:22 | 08/09/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 8/9 ghi nhận lúa IR 50404 tăng 100 đồng/kg lên khoảng 5.400 - 5.600 đồng/kg. Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An còn tích cực đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nhằm góp phần hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (8/9) có một số thay đổi mới khi lúa IR 50404 tăng 100 đồng/kg lên khoảng 5.400 - 5.600 đồng/kg. Các giống lúa còn lại có giá không đổi, Nàng Hoa 9 neo trong khoảng giá từ 5.600 đồng/kg đến 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 hiện đạt mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 5451 đang được thu mua với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, OM 18 giao dịch trong khoảng 5.650 - 5.800 đồng/kg và lúa Nhật giữ nguyên giá thu mua là 7.600 - 7.800 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay tiếp tục chững lại trên diện rộng. Cụ thể, nếp AG (tươi) đang có giá 5.900 - 6.100 đồng/kg, nếp Long An (tươi) được thu mua trong khoảng 6.200 - 6.500 đồng/kg, nếp AG (khô) tiếp tục giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

+100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.650 - 5.800

-

- Lúa Nhật

Kg

7.600 - 7.800

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.200 - 6.500

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.900 - 6.100

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 8/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Thị trường giá gạo nguyên liệu không có điều chỉnh mới. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 duy trì ở mức 7.950 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động trong khoảng 8.500 - 8.550 đồng/kg. Giá các mặt hàng phụ phẩm cũng giữ nguyên mức giá cũ so với hôm qua. Hiện giá tấm ở mức 8.300 đồng/kg và cám khô có giá là 7.700 - 7.800 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang vẫn chưa có động thái điều chỉnh khi tiếp tục thu mua ở mức giá cũ. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Long An: Cơ giới hóa đồng bộ góp phần tăng trưởng ngành Nông nghiệp

Những năm qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã khẳng định vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế tỉnh nhà. Đó là nhờ ngành Nông nghiệp tỉnh tích cực triển khai các chương trình, đề án canh tác hiệu quả, nổi bật là đề án cơ giới hóa, góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất lúa, phục vụ cho mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, theo báo Long An.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh - Nguyễn Văn Cường thông tin: Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng. 

Nhất là khi giá phân bón hóa học tăng cao như hiện nay, các chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” là một trong những giải pháp đã được áp dụng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Lợi ích dễ nhận thấy khi áp dụng là giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào do giảm được số lượng các yếu tố về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Ông Lê Văn Hiệp (xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường) cho biết: “Từ khi tôi áp dụng quy trình canh tác gieo sạ giảm lúa giống đã giảm được một khoản chi phí đáng kể cho phân bón, thuốc BVTV. Chẳng hạn như khi tôi bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali thì các loại sâu, bệnh như đạo ôn, lem lép hạt hay cháy bìa lá giảm đi rất nhiều”.

Bên cạnh đó, đưa cơ giới vào đồng ruộng cũng được các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện, nhằm giúp cho nông dân giảm bớt công lao động. Từ việc vận dụng hiệu quả các nguồn kinh phí để hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác mua máy cấy lúa, máy phun phân và dụng cụ sạ hàng. Đến nay, công tác thu hoạch và làm đất trong sản xuất lúa được cơ giới hóa 100%.

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, thời gian qua, Chi cục thực hiện nhiều mô hình trình diễn về áp dụng cơ giới hóa ở các địa phương. Thông qua các mô hình, dự án được xây dựng và triển khai, người dân đã dần tiếp cận và làm quen với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, từ đó vận dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. 

Hiệu quả kinh tế từ những mô hình mà Chi cục xây dựng đem lại là rất thiết thực. Từ những kết quả đó, người dân trong vùng cũng như các khu vực lân cận các mô hình bắt đầu nhân rộng và chủ động thay đổi tư duy canh tác, phương thức sản xuất truyền thống nhằm tăng gia sản xuất, thu về lợi nhuận kinh tế, cải thiện đời sống.

Nhã Lam