|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 6/9: Đồng loạt giảm từ 50 đồng/kg đến 300 đồng/kg

11:15 | 06/09/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 6/9 điều chỉnh giảm 50 - 300 đồng/kg tại hầu hết các giống lúa, nếp được khảo sát. Tiếp nối thành công từ hợp tác trong Chương trình canh tác lúa thông minh năm 2016-2017 tại vùng ÐBSCL, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tiếp tục triển khai hoạt động này trong giai đoạn 2021-2022.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (6/9) đồng loạt hạ từ 50 đồng/kg đến 200 đồng/kg ở nhiều mặt hàng. Theo đó, giống lúa OM 18 hạ nhẹ 50 đồng/kg, giá thành hiện còn 5.650 - 5.800 đồng/kg. Lúa IR 50404 giảm 100 đồng/kg xuống còn 5.300 - 5.500 đồng/kg. Sau khi giảm 100 đồng/kg, OM 5451 đang được thu mua với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg. Với lúa Nàng Hoa 9, thương lái giao dịch với giá 5.600 - 5.700 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với phiên trước đó. Đài Thơm 8 giảm 200 đồng/kg, hiện có giá là 5.600 - 5.800 đồng/kg.

Sau khi tăng nhẹ vào hôm qua, giá nếp hôm nay lại tụt dốc với mức giảm 200 - 300 đồng/kg. Cụ thể, nếp AG (tươi) đang có giá 5.900 - 6.100 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) giảm 200 đồng/kg xuống còn 6.200 - 6.500 đồng/kg. Nếp AG (khô) tiếp tục giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

-100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-200

- Lúa OM 5451

kg

5.400 - 5.600

-100

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.650 - 5.800

-50

- Lúa Nhật

Kg

7.600 - 7.800

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.700

-100

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.200 - 6.500

-200

- Nếp AG (tươi)

 

5.900 - 6.100

-300

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 6/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Thị trường giá gạo nguyên liệu điều chỉnh giảm sau nhiều ngày đi ngang. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 7.950 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 8.500 - 8.550 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Tương tự, giá phụ phẩm cũng điều chỉnh giảm từ 50 - 100 đồng/kg. Hiện giá tấm ở mức 8.300 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg, cám khô 7.700 - 7.800 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang tiếp tục chững lại. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Mô hình canh tác lúa thông minh giúp nâng cao thu nhập cho nông dân 

Chương trình Chương trình canh tác lúa thông minh (CTLTM) có mặt ở ÐBSCL đánh dấu một bước tiến trong định hướng xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hiệu quả, an toàn và bền vững. Qua hai giai đoạn, Chương trình CTLTM đã thực hiện 495 ruộng mô hình trình diễn, với diện tích 247,5ha tại 13 tỉnh, thành vùng ÐBSCL, theo báo Cần Thơ.

Qua Chương trình, nhiều giải pháp canh tác đã được áp dụng có hiệu quả như giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 80kg/ha, giảm lượng phân bón và phù hợp theo từng điều kiện canh tác, quản lý nước tưới hiệu quả, quản lý sâu bệnh hại theo IPM,… đã giúp mang lại các hiệu quả thiết thực trong nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. 

Từ hiệu quả ở các mô hình trình diễn, nông dân tại nhiều nơi đã áp dụng làm theo và cũng đạt được những kết quả tương tự. Quy trình và cách làm của Chương trình cũng được các địa phương áp dụng vào các dự án, chương trình lớn để phát triển cây lúa tại địa phương mình trong giai đoạn từ 2021-2025.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện nay sản xuất lúa gạo tại vùng ÐBSCL đã trở thành những thương hiệu rất lớn không chỉ trong nước mà còn là thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, giải pháp canh tác thông minh để phát triển bền vững vẫn đang ở phía trước. Thông qua chương trình này, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia mong muốn 13 tỉnh, thành ÐBSCL cùng vào cuộc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có được những quy trình công nghệ và giải pháp tốt nhất giúp nông dân ÐBSCL canh tác lúa thông minh.

Dự kiến, trong giai đoạn mới 2022-2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục phối hợp các địa phương vùng ÐBSCL và các tổ chức, cá nhân trong chuỗi sản xuất lúa gạo để nhân rộng có hệ thống quy trình canh tác lúa thông minh. Xây dựng các chương trình, dự án để tiếp tục thực hiện các mô hình trình diễn, thử nghiệm để cải tiến quy trình trên cây lúa, cũng như mở rộng trên nhiều loại cây trồng khác tại ÐBSCL và trong cả nước. Ðẩy mạnh ứng dụng tự động hóa, cơ giới hóa, canh tác thân thiện môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo nông sản an toàn.

Nhã Lam