Giá lúa gạo hôm nay 29/3: Gạo nguyên liệu, thành phẩm tăng 50 đồng/kg
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 30/3
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (29/3) đi ngang trên diện rộng.
Cụ thể, lúa IR 50404 có giá trong khoảng 6.100 - 6.300 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thu mua với giá 6.100 - 6.200 đồng/kg. Giá lúa OM 5451 vào khoảng 6.200 - 6.400 đồng/kg. Giá lúa OM 18 trong khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, lúa Đài thơm 8 có giá trong khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg. Giá lúa Nhật vào khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá ổn định ở mức 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Giá nếp đi ngang trên diện rộng. Theo đó, nếp AG (tươi) có giá trong khoảng 6.000 - 6.300 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) có giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Cùng lúc, nếp ruột duy trì giá vào khoảng 16.000 - 18.000 đồng/kg, nếp AG (khô) tiếp tục tạm ngừng khảo sát.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp AG (khô) |
kg |
6.000 - 6.300 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
6.600 - 6.800 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
6.100 - 6.300 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
6.400 - 6.600 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
6.200 - 6.400 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
6.400 - 6.500 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
6.100 - 6.200 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
13.000 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 18.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
11.000 - 12.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
15.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.500 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 29/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu đang được thương lái thu mua ở mức 9.200 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Gạo thành phẩm ở mức 10.200 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Tại chợ An Giang, mặt hàng gạo chững giá. Trong đó, gạo thường có giá trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Giá gạo trắng thông dụng duy trì ở mức 14.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường được thương lái thu mua với giá 15.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Hoa tiếp tục ở mức 18.500 đồng/kg. Gạo Sóc Thái có giá 18.000 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Giá cám tại chợ ổn định trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg.
Bước chuyển mạnh từ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Ngày 28/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo “Tham vấn giải pháp công nghệ chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho Việt Nam”, theo VTV.
Tại hội thảo, nhiều diễn giả đã nhấn mạnh đến việc phát triển lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải góp phần giúp Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng "0" vào năm 2050. Đặc biệt, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, thậm chí một số khâu phải tự động hóa phải được áp dụng trong sản xuất lúa gạo.
Theo ông Cao Thăng Bình, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp phải chú trọng đến công nghệ canh tác tiên tiến như: Áp dụng kỹ thuật số giảm sử dụng các yếu tố đầu vào và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cấp hạ tầng thủy lợi; cải thiện cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị trong vận chuyển, chế biến và tiếp thị nông sản cũng như nâng cao khả năng tiếp cận tài chính carbon…
Một số ý kiến cho rằng, thông qua hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp nói chung và lương thực nói riêng cần tăng cường sáng kiến và giải pháp kỹ thuật thông minh qua đó tạo thành quy trình sản xuất thống nhất gắn với từng vùng sinh thái khác nhau, vừa nâng cao giá trị cho người sản xuất, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.