|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 27/1: Điều chỉnh tăng - giảm trái chiều ở một số giống lúa, gạo

12:17 | 27/01/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 27/1 biến động trái chiều khi giảm 100 đồng/kg đối với giống lúa OM 5451 và tăng 500 đồng/kg với loại gạo thường. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được dự báo là sẽ có nhiều đột phá trong năm 2022 tới đây.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (27/1) ghi nhận giá thu mua của giống OM 5451 giảm 100 đồng/kg so với trước, hiện giao dịch trong khoảng 5.300 - 5.500 đồng/kg.

Các giống lúa còn lại tiếp tục đi ngang trong hôm nay. Theo đó, lúa IR 50404 đang thu mua trong khoảng giá 5.300 - 5.500 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) tiếp tục neo ở mốc 6.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.900 - 6.100 đồng/kg, Nàng Hoa 9 không tăng thêm, giữ nguyên tại mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ giá 12.000 đồng/kg,

Đối với giống OM, lúa OM 380 giữ nguyên trong khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg còn lúa OM 18 hiện dao động từ 5.900 - 6.000 đồng/kg.

Giá các loại nếp tiếp tục giữ nguyên mức giá cũ, nếp ruột tiếp tục có giá 14.000 đồng/kg, nếp Long An (khô) đang có giá 6.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) có giá 6.800 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa OM 5451

kg

5.300 - 5.500

-100

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

5.900 - 6.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

6.500

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

6.800

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.000

+500

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/1 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay có một vài thay đổi khi điều chỉnh gạo thường lên khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. 

Các loại gạo còn lại tiếp tục chững lại trong ngày. Cụ thể, gạo thơm thái hạt dài neo tại mốc 18.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại với giá 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường đang thu mua với giá 14.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 27/1: Điều chỉnh tăng - giảm trái chiều ở một số giống lúa, gạo - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Tập trung vào chất lượng để nâng giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2022

Gạo là một trong những mặt hàng được các quốc gia tăng dự trữ. Do đó, năm mới dự báo sẽ là một năm nhiều cơ hội đối với xuất khẩu gạo Việt Nam, theo VTV.

Dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng các hoạt động thương mại trên thế giới không thể ngưng trệ, thậm chí còn tăng mạnh hơn bởi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng.

Bên cạnh giá bán cao, nhu cầu của thế giới cũng là một trong những lý do năm 2021 xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt 3,27 tỷ USD, tăng gần 5% so với năm trước đó.

Ngoài các thị trường truyền thống như: Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, các nước châu Phi, Hàn Quốc..., xuất khẩu gạo sang châu Âu dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay nhờ Hiệp định Thương mại tự do EVFTA.

Theo cam kết, châu ÂU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam mỗi năm có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào EU.

Mặc dù thị trường gạo có nhiều cơ hội để tăng trưởng, tuy nhiên dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, hệ thống logistics đứt gãy, chi phí tăng đột biến đòi hỏi ngành gạo phải thay đổi.

Trong năm 2021, có thời điểm khá dài giá gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan, nhưng nhiều quốc gia vẫn chọn nhập khẩu gạo Việt Nam.

Để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, Tập đoàn Tân Long đã mạnh dạn đầu tư và kịp thời đưa vào hoạt động nhà máy thu mua, xây xát, chế biến quy mô hiện đại nhất châu Á ngay trong đầu năm mới này, với điểm nhấn là hệ thống 80 silo có sức chứa 240.000 tấn lúa, công suất xay xát chế biến 1.600 tấn lúa khô/ngày.

Vài năm trở lại đây, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ dao động khoảng 6 triệu tấn, đáng chú ý, có gần 90% sản phẩm gạo thơm, chất lượng cao. Đây sẽ là tấm vé thông hành để hạt gạo Việt đi vào các thị trường khó tính, cũng là cơ hội để ngành hàng này phát triển, bứt phá và vượt xa.

Nhiều doanh nghiệp lớn nhận định, chất lượng gạo Việt Nam rất vượt trội, nhưng mức giá xuất khẩu chưa tương xứng. Dù thực tế hiện tại giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn gạo Ấn Độ và Pakistan và có thời điểm khá dài trong năm 2021 cao hơn gạo Thái Lan, nhưng nhiều quốc gia vẫn chọn nhập khẩu gạo Việt Nam. Điều này cho thấy, vấn đề chất lượng đóng vai trò quan trọng. Để xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư cả về chất lượng cũng như thương hiệu gạo.

 

Nhã Lam