Giá lúa gạo hôm nay 26/5: Tiếp tục lặng sóng
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 29/5
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (26/5) đi ngang trên diện rộng.
Cụ thể, lúa IR 50404 có giá trong khoảng 6.200 - 6.400 đồng/kg. Giá lúa OM 5451 trong khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Lúa OM 18 có giá duy trì ở mức 6.800 đồng/kg. Giá lúa Đài thơm 8 trong khoảng 6.800 - 7.000 đồng/kg. Giá lúa Nhật trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá là 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Tương tự, giá nếp lặng sóng. Theo đó, nếp AG (tươi) có giá 6.200 đồng/kg. Giá nếp AG (khô) trong khoảng 8.200 - 8.400 đồng/kg. Nếp Long An (khô) có giá trong khoảng 8.600 - 8.800 đồng/kg. Giá nếp ruột trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp AG (tươi) |
kg |
6.200 |
- |
- Nếp AG (khô) |
kg |
8.200 - 8.400 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
8.600 - 8.800 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
6.200 - 6.400 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
6.800 - 7.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
6.400 - 6.500 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
6.800 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
6.600 - 6.800 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
13.000 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp ruột |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
14.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
8.500 - 9.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 26/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Theo khảo sát tại chợ An Giang, mặt hàng gạo ổn định. Theo đó, giá gạo thường được duy trì trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường có giá trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Gạo trắng thông dụng có giá ở mức 14.500 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 16.000 đồng/kg. Giá gạo Sóc Thái ở mức 18.000 đồng/kg. Gạo Nàng Hoa được duy trì giá bán ở mức 18.500 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Giá gạo Hương Lài ở mức 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Cùng lúc, giá cám trong khoảng 8.500 - 9.000 đồng/kg.
Trà Vinh: Thủy lợi nội đồng để trữ ngọt gặp khó từ các kênh trục
Hàng năm, Trà Cú (Trà Vinh) là một trong những địa phương có số lượng công trình kênh nội đồng (kênh cấp III) được triển khai nạo vét, đào mới nhiều nhất so với các địa phương khác trong tỉnh. Qua đó, góp phần rất lớn vào trữ ngọt được điều tiết nguồn nước từ các kênh trục, kênh cấp I, cấp II vào.
Thủy lợi nội đồng năm nay, huyện Trà Cú có tổng cộng 97 công trình kênh cấp III và bờ bao, đê bao được triển khai thi công, với tổng chiều dài 66km. Qua đó, góp phần phục vụ tưới tiêu cho trên 2.000ha đất sản xuất. Tổng kinh phí gần 9,9 tỷ đồng, trong này, Nhân dân hiến đất, hoa màu (quy ra tiền) gần 1 tỷ đồng.
Theo đồng chí Thạch Sô Phanh, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú: Đến giữa tháng 5, các địa phương thực hiện nạo vét và đào mới được 70/97 công trình, theo báo Trà Vinh.
Đối với các công trình do huyện quản lý (kênh nội đồng) đã thực hiện trục vớt lục bình được gần 03ha mặt nước (kế hoạch 3,5ha mặt nước). Nhìn chung, tình trạng lục bình trong nội đồng đã được trục vớt, không gây ảnh hưởng đến bơm tác nước lên ruộng trong sản xuất vụ lúa Hè Thu.
Tuy nhiên, đối với các tuyến kênh trục, kênh cấp I và cấp II (do tỉnh quản lý) tình trạng lục bình ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy và chưa được trục vớt, gây khó khăn cho người dân tiếp ngọt vào nội đồng để trữ nước trong đầu vụ sản xuất lúa Hè Thu.