|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 18/7: Tiếp tục đi ngang, nếp tăng nhiều nhất là 200 đồng/kg

12:09 | 18/07/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 18/7 tiếp tục chững lại, trong khi một số loại nếp tăng từ 100 - 200 đồng/kg. Sử dụng thuốc BVTV an toàn, trách nhiệm là yếu tố quan trọng đảm bảo hàng rào kỹ thuật mà các quốc gia đặt ra trong xuất khẩu lúa gạo và nông sản nói chung.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (18/7) tiếp tục chững lại tại tất cả giống lúa được khảo sát. Cụ thể, lúa IR 50404 giữ mức 5.500 - 5.700 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá là 6.100 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay có một số điều chỉnh so với trước. Theo đó, nếp AG (tươi) tăng 200 đồng/kg lên mốc 6.100 - 6.200 đồng/kg, nếp Long An (tươi) có giá 6.200 - 6.350 đồng/kg, tăng nhiều nhất là 100 đồng/kg. Trong lúc đó, nếp Long An (khô) và nếp AG (khô) đi ngang khi thu mua chung mức 7.500 - 7.600 đồng/kg còn nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa OM 5451

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

6.000 - 6.200

-

- Lúa ST 24

Kg

8.300 - 8.400

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.100 - 6.200

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.200 - 6.350

+100

- Nếp AG (tươi)

 

6.100 - 6.200

+200

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.500- 7.600

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 18/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu không biến động. Giá gạo NL IR 504 ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.750 - 8.800 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.700 - 8.750 đồng/kg; cám khô 9.200 - 9.250 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang ổn định. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm để nâng tầm hình ảnh lúa gạo Việt Nam

Hiện nay, trong sản xuất lúa gạo, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như thế nào cho đúng về chủng loại, thời điểm, liều lượng rất quan trọng. Nếu người sản xuất lạm dụng thuốc BVTV, không chỉ tốn kém thêm chi phí sản xuất mà còn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người, cây trồng, mất cân bằng sinh thái.

Tại ĐBSCL, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, do tập quán sản xuất còn lạc hậu, trình độ hiểu biết về sử dụng thuốc BVTV còn hạn chế, một bộ phận chỉ quan tâm tới năng suất nên tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc BVTV không theo khuyến cáo khá phổ biến.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Những quốc gia xuất khẩu gạo là những quốc gia có sản lượng lúa gạo dư thừa trong nước. Việt Nam là một điển hình trong việc sử dụng biện pháp thâm canh tăng vụ, nhờ đó sản lượng lúa gạo không ngừng tăng lên.

Trong thâm canh lúa, có hai yếu tố quan trọng là giống và kỹ thuật canh tác (sử dụng phân bón, thuốc BVTV...). Để đi đến sản phẩm nông sản cuối cùng đạt chất lượng, an toàn, yếu tố quan trọng là phải đảm bảo an toàn về dư lượng về phân bón, tồn dư thuốc BVTV ở mức độ cho phép (mặc dù vẫn phải tiến hành thâm canh). Đây là yếu tố quan trọng mà những quốc gia muốn phát triển thương mại lúa gạo đều phải chú ý tới.

Nhiều năm qua, Việt Nam đã đặc biệt chú tới việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý, hiệu quả. Việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, có trách nhiệm là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hàng rào kỹ thuật mà các quốc gia đặt ra trong xuất khẩu lúa gạo nói riêng, nông sản nói chung.

Khi nói đến trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc BVTV để sản xuất lúa bền vững, trước hết cần phải nói đến trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV. Trong quá trình phát triển của một quốc gia, ở một thời điểm nào đó, các doanh nghiệp sẽ nhận thấy một số hóa chất, hoạt chất có thể gây hại cho sức khỏe con người, từ đó hạn chế sử dụng, thậm chí là không sử dụng hoạt chất đó nữa, mà tiến hành tạo ra sản phẩm mới an toàn hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần nêu cao trách nhiệm của các đại lý kinh doanh thuốc BVTV. Hiện nay cả nước có tới 30.000 đại lý bán thuốc BVTV, hơn ai hết chính họ là người hiểu rõ tác hại của thuốc BVTV đối với con người, vật nuôi, môi trường,… Từ đó, cung cấp những sản phẩm chất lượng, hướng dẫn người dân sử dụng hợp lý, trách nhiệm. 

Hiện nay, ngành BVTV từ Trung ương tới địa phương cũng đang chú trọng vào khâu phối hợp với các doanh nghiệp để tập huấn, nâng cao ý thức và trách nhiệm xã hội đối với hệ thống các đại lý thuốc BVTV này, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, bản thân mỗi người sản xuất phải tự hình thành cho mình ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV. Hiện nay, các chương trình khuyến nông quốc gia, khuyến nông cộng đồng đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì phương pháp tiếp cận cần luôn được thay đổi cho phù hợp.

Nhã Lam

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.