|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 15/7: Tiếp tục xu hướng đi ngang, mặt hàng nguyên liệu ổn định

12:09 | 15/07/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 15/7 không biến động, tuy nhiên dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do tồn đọng hàng từ vụ Hè Thu. Thời tiết thất thường, giá cả vật tư tăng cao trong khi giá lúa thương phẩm lại thấp là nguyên nhân khiến nhà nông tỉnh Thừa Thiên Huế bỏ hoang 870ha diện tích đất sản xuất lúa trong vụ Hè Thu 2022.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (15/7) không ghi nhận điều chỉnh mới tại tất cả giống lúa được khảo sát. Cụ thể, lúa IR 50404 giữ mức 5.500 - 5.700 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá là 6.100 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.500 đồng/kg. 

Giá nếp hôm nay tiếp tục đi ngang trên diện rộng. Theo đó, nếp AG (tươi) tiếp tục neo tại mốc 5.900 - 6.100 đồng/kg, nếp Long An (khô) và nếp AG (khô) chững giá khi thu mua chung mức 7.500 - 7.600 đồng/kg còn nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa OM 5451

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

6.000 - 6.200

-

- Lúa ST 24

Kg

8.300 - 8.400

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.100 - 6.200

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.100 - 6.300

 

- Nếp AG (tươi)

 

5.900 - 6.100

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.500- 7.600

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 15/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định. Giá gạo NL IR 504 ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.750 - 8.800 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.700 - 8.750 đồng/kg; cám khô 9.200 - 9.250 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang chững lại. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg. 

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Nông dân Thừa Thiên Huế bỏ hoang hàng trăm ha đất trồng lúa

Vụ lúa Đông Xuân 2021 – 2022 của tỉnh Thừa Thiên Huế bị mất mùa do ảnh hưởng liên tiếp của hai đợt mua lũ bất thường kéo dài xảy ra ở đầu vụ và giai đoạn gần cuối vụ, làm ngập trắng nhiều cánh đồng, khiến người nông dân rơi vào cảnh lao đao, lo sợ với diễn biến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Vụ Hè Thu này, trên cánh đồng Ô Đầm ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, nguồn nước tưới vẫn dồi dào ngay trong những ngày hè nắng gắt do có hồ thủy lợi Truồi ở phía trên núi dẫn nước về hệ thống kênh mương. Tuy nhiên, đây lại là nơi có diện tích ruộng người dân bỏ hoang nhiều, lên tới hơn 136 ha.

Gia đình ông Lê Tiến Dũng có 1,2 mẫu ruộng phải bỏ hoang trong vụ lúa Hè Thu. Nhìn những cánh đồng lúa của người dân ở hợp tác xã bên cạnh xanh tốt, ông Dũng cũng hơi tiếc nuối với “bờ xôi ruộng mật” mà chỉ có gốc rạ và cỏ dại mọc um tùm. “Cả cánh đồng bị bỏ hoang, mình muốn gieo cấy cũng không được, trồng lúa không thể tự sản xuất đơn lẻ”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, đã lâu lắm rồi, người dân ở Lộc Sơn mới bị mất mùa, bao nhiêu công sức dồn hết cho cây lúa nhưng các đợt lũ lớn trái mùa liên tiếp đổ về ở những giai đoạn phát triển quan trọng của cây lúa khiến cho năng suất bị giảm sâu. Sau đó, người dân cũng không mặn mà làm đất để gieo vụ Hè Thu mà để hoang đồng ruộng.

Ông Nguyễn Trí, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Bắc Sơn (xã Lộc Sơn) cho biết, vụ lúa Hè Thu năm nay, lần đầu tiên các thành viên của hợp tác xã bỏ hoang đồng ruộng nhiều với diện tích lớn lên tới 136 ha, chỉ canh tác 80 ha. Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng thời tiết từ vụ Đông Xuân dẫn đến trễ lịch thời vụ, còn do chi phí đầu tư phân bón tăng cao, nếu tính về mặt kinh tế sẽ không hiệu quả nên nhiều nông dân đành bỏ ruộng.

“Giá lúa hiện nay thương lái thu mua là 6.200 đồng/kg, trong khi giá phân bón lên tới 18.000 đồng/kg, chênh lệch giá quá cao nên người nông dân sản xuất không có lời, chấp nhận đi làm những công việc khác để có thu nhập”, ông Trí cho biết.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, trong vụ sản xuất lúa Hè Thu 2022, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 24.000 ha tuy nhiên diện tích bị bỏ hoang là 870 ha tập trung ở các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền… Đây là lần đầu tiên tình trạng bỏ hoang đồng ruộng xảy ra trên diện rộng ở Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Hữu Thoan, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Sơn (xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc) cho biết, việc bỏ hoang đồng ruộng có thể gây ra nhiều hệ lụy, là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh hình thành phát triển và lây lan ra những cánh đồng đang canh tác bên cạnh. 

Nguồn thu của các hợp tác xã hiện nay chủ yếu từ khâu dịch vụ sản xuất cho các thành viên như làm đất, thủy nông, phun thuốc trừ sâu, việc không canh tác làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh phí hoạt động của hợp tác xã. 

Nhã Lam

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.