|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 18/3: Tăng nhẹ từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg

12:15 | 18/03/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, thị trường giá lúa gạo hôm nay (18/3) tăng nhẹ ở nhiều giống. Dự báo 2024 sẽ là năm liên tiếp thị trường gạo Việt xuất khẩu vượt 8 triệu tấn, mang về khoảng 5 tỷ USD cho đất nước.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (18/3) có nhiều giống tăng nhẹ.

Theo đó, giống lúa Đài thơm 8 tăng 200 đồng/kg, nâng mức giá bán lên mức 8.000 - 8.200 đồng/kg. Đồng thời, giá lúa IR 50404 và lúa OM 18 cùng tăng 100 đồng/kg, lần lượt có giá bán rơi vào khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và 7.900 - 8.100 đồng/kg.

Giá lúa OM 5451 cũng tăng 100 - 200 đồng/kg, hiện có giá là 7.700 - 7.900 đồng/kg. Tương tự, lúa OM 380 cũng tăng 200 đồng/kg, hiện được bán với giá 7.700 đồng/kg .

Song song đó, thị trường nếp hôm nay cũng biến động nhẹ. Theo đó, giá nếp 3 tháng (tươi) tăng 100 đồng/kg, mức giá sau điều chỉnh là 8.000 - 8.200 đồng/kg. Giá nếp Long An (tươi) vẫn giữ nguyên từ 7.700 đồng/kg đến 8.000 đồng/kg. Hai loại nếp đùm 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

8.000 - 8.200

+100

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.700 - 8.000

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.500 - 7.600

+100

- Lúa Đài thơm 8

kg

8.000 - 8.200

+200

- Lúa OM 5451

kg

7.700 - 7.900

+100 - 200

- Lúa OM 18

kg

7.900 - 8.100

 + 100 

- Nàng Hoa 9

kg

7.700 - 7.900

-

- Lúa OM 380

Kg

7.700

+200

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

ĐVT 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp ruột

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 18.500

-

- Gạo Hương Lài

kg

21.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

19.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 18/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cùng thời điểm khảo sát, giá gạo hôm nay không có biến động mới. Trong đó, giá gạo thường tiếp tục được bán với giá 15.000 - 16.500 đồng/kg.

 

Hiện tại, giá cám đang được bán với giá từ 9.000 đến 10.000 đồng/kg - không đổi so với cuối tuần qua.

  Ảnh: Minh Thư 

Nhiều tin tốt cho thị trường xuất khẩu gạo Việt ngay những tháng đầu năm

Sau nhiều biến động về nguồn cung và giá cả trong năm 2023, thương mại gạo toàn cầu đã “nóng” trở lại ngay từ những tháng đầu năm 2024. Nguồn cung có giới hạn do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường lớn tăng trong khi một số quốc gia tiếp tục chính sách cấm và hạn chế xuất khẩu, căng thẳng Biển Đỏ,... đã khiến thị trường gạo thế giới 2024 nóng lên, theo Vinanet.

Dự báo tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 rơi vào khoảng 167 triệu tấn, giảm 8,6 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây cũng là niên vụ có lượng tồn kho thấp nhất trong 6 niên vụ trở lại đây. Trong đó, Ấn Độ, quốc gia có sản lượng xuất khẩu lớn nhất (khoảng 20 triệu tấn/năm) đã có nhiều chính sách hạn chế xuất khẩu gạo từ giữa năm 2023.

Để tìm kiếm các nguồn cung cấp gạo thay thế, nhiều quốc gia đã chuyển hướng tìm kiếm sang các khu vực khác, đặc biệt từ khu vực Đông Nam Á, tạo cơ hội cho gạo Việt Nam gia tăng xuất khẩu và có được giá xuất khẩu tốt. Năm 2023, sản lượng xuất gạo của Việt Nam đạt trên 8,1 triệu tấn, trị giá 4,6 tỷ USD và được kỳ vọng sẽ còn tăng hơn nữa trong năm nay.

Quả thực vậy, trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt đạt 920.000 tấn, trị giá 640 triệu USD; tăng 2,1% về lượng và tăng 35,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là dấu hiệu rất tích cực cho gạo Việt trong bối cảnh nguồn cung lúa gạo toàn cầu đang bị thắt chặt. Hiện tại, gạo Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả những thị trường khó tính như Australia, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu,...

Bộ Công thương cho biết, để chuẩn bị cho các biến động của thị trường năm 2024, Bộ đã xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược, hữu dụng và phù hợp với từng kịch bản có thể xảy ra.

Đồng thời, để tăng cường tính cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo  Việt Nam, Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động đàm phán đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, cũng như tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị trường mới, tiềm năng.

Minh Thư