|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 14/8: Tiếp đà tăng cao nhất 2.000 đồng/kg

11:40 | 14/08/2023
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá lúa gạo hôm nay (14/8) tăng 200 - 2.000 đồng/kg ở nhiều mặt hàng. Liên kết phát triển lúa gạo theo hướng bền vững.

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 15/8

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (14/8) tăng 200 đồng/kg.

Cụ thể, Lúa OM 5451 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 7.600 - 7.800 đồng/kg sau khi tăng 200 đồng/kg.

Các giống lúa khác ổn định. Trong đó, lúa IR 50404 có giá trong khoảng 7.300 - 7.500 đồng/kg. Lúa Đài thơm 8 có giá trong khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 có giá trong khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg. Lúa Nhật có giá trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Giá lúa OM 18 duy trì trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Giá lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 15.000 đồng/kg. Giá Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.

Cùng thời điểm khảo sát, giá nếp tăng 1.000 đồng/kg. Hiện, nếp AG (tươi) được thu mua với giá trong khoảng 6.300 - 6.600 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) có giá trong khoảng 6.700 - 7.000 đồng/kg. Giá nếp AG (khô) có giá trong khoảng 7.400 - 7.600 đồng/kg. Giá nếp Long An (khô) được duy trì trong khoảng 7.700 - 7.900 đồng/kg. Nếp AG (tươi) tạm dừng khảo sát. Trong khi đó, giá nếp ruột tăng 1.000 đồng/kg lên trong khoảng 15.000 - 17.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước

- Nếp AG (tươi)

kg

6.300 - 6.600

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.700 - 7.000

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.400 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.700 - 7.900

-

- Lúa IR 50404

kg

7.300 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa OM 5451

kg

7.600 - 7.800

+200

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

15.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước

- Nếp ruột

kg

15.000 - 17.000

+1.000

- Gạo thường

kg

12.500 - 13.000

+500

- Gạo Nàng Nhen

kg

23.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 18.000

+2.000

- Gạo Hương Lài

kg

19.500

+1.500

- Gạo trắng thông dụng

kg

15.500

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

16.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

8.000 - 9.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 14/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Theo khảo sát mới nhất ại chợ An Giang, giá gạo tăng cao nhất 2.000 đồng/kg. Hiện, giá gạo thường trong khoảng 12.500 - 13.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine tăng 2.000 đồng/kg lên trong khoảng 17.000 - 18.000 đồng/kg. Sau khi tăng 1.500 đồng/kg, gạo Hương Lài có giá 19.500 đồng/kg.

Cùng lúc, giá gạo Sóc thường vẫn được bán ở mức 16.000 đồng/kg. Giá gạo trắng thông dụng là 15.500 đồng/kg. Giá gạo Sóc Thái được duy trì tại mức 18.500 đồng/kg. Gạo Nàng Hoa được duy trì giá bán ở mức 19.000 đồng/kg. Gạo thơm thái hạt dài có giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 21.000 đồng/kg. Gạo Nhật được bán với giá 22.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen có giá ở mức 23.000 đồng/kg.

Giá cám tiếp tục trong khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Anh Thư

Liên kết phát triển lúa gạo theo hướng bền vững

Giá lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục có sự điều chỉnh tăng. Nông dân ai cũng vui mừng vì đây là cơ hội "ngàn năm có một". Những cánh đồng chín vàng ngay thời điểm này đang tạo sức hút rất lớn đối với các doanh nghiệp và các thương lái thu mua lớn nhỏ, VTV đưa tin.

Trước tình hình giá lúa tăng, một số doanh nghiệp phản ánh họ rất khó mua được lúa gạo để phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên tại Kiên Giang, ở những mô hình đã liên kết, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu mua lúa một cách thuận lợi.

Khác với cảnh tranh mua, tranh bán ở nhiều địa phương, những cánh đồng ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang vẫn bình yên chín vàng chờ ngày thu hoạch. Đại diện doanh nghiệp đến xem lúa, thử mẫu và "thương lượng giá" với nông dân. Gọi là thương lượng vì giá lúa tăng quá cao, cả hai bên cần một mức giá phù hợp để hài hòa lợi ích trong giai đoạn này.

Theo đó, liên kết không chỉ giải quyết chuyện nguyên liệu mà quan trọng hơn là đảm bảo được sản lượng lẫn chất lượng cho cả ngành hàng, hướng tới xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững. Nhìn nhận những vướng mắc để tháo gỡ kịp thời sẽ là cách giúp chuỗi liên kết lúa gạo phát triển theo hướng bền vững.

Anh Thư