|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 14/2: Giảm 100 đồng/kg ở một số giống lúa trong phiên đầu tuần

11:48 | 14/02/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 14/2 giảm 100 đồng/kg đối với hai giống lúa là Đài thơm 8 và Nàng Hoa 9. Tỉnh Trà Vinh phối hợp với Bộ NN&PTNT hỗ trợ kỹ thuật giúp nông dân giảm giá thành trong sản xuất lúa giống, chuyển đổi trên 1.300ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang hình thức sử dụng khác.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 15/2

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (14/2) ghi nhận giảm 100 đồng/kg xuống còn 5.800 - 6.000 đồng/kg đối với hai giống lúa là Đài Thơm 8 và Nàng hoa 9.

Các giống lúa khác vẫn tiếp tục không biến động trong hôm nay. Theo đó, lúa IR 50404 vẫn có giá là 5.200 - 5.400 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) neo tại mốc 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 5451 ở khoảng 5.300 - 5.500 đồng/kg, lúa OM 380 giữ nguyên trong khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.

Cùng đi ngang còn có các loại nếp khi giá cả hầu như không biến động trong suốt thời gian gần đây. Theo đó, nếp ruột tiếp tục có giá 14.000 đồng/kg, nếp Long An (khô) đang có giá 6.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) có giá 6.800 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.200 - 5.400

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-100

- Lúa OM 5451

kg

5.300 - 5.500

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

-

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 6.000

-100

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

6.500

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

6.800

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 14/2 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay chững lại trên diện rộng. Gạo thơm thái hạt dài neo tại mốc 18.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại với giá 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường đang thu mua với giá 14.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg và gạo thơm Jasmine đang được thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. 

Giá lúa gạo hôm nay 14/2: Giảm 100 đồng/kg ở một số giống lúa trong phiên đầu tuần - Ảnh 2.

Nguồn: Trà Vinh

Trà Vinh: Hỗ trợ kỹ thuật giúp nông dân giảm giá thành trong sản xuất lúa

Vụ lúa Đông - Xuân 2021 - 2022, đến nay nông dân tỉnh Trà Vinh xuống giống hơn 60.000ha. Tuy nhiên, nông dân trong tỉnh hiện rất lo lắng cho vụ sản xuất này, bởi tình hình giá cả vật tư nông nghiệp tăng rất cao, đặc biệt giá các mặt hàng phân bón vô cơ tăng bình quân từ 50 - 100%, thuốc bảo vệ thực vật các loại tăng từ 10 - 40% so cùng kỳ. Với giá vật tư đầu vào cao như vậy, người dân sản xuất lúa đạt lợi nhuận rất thấp, thậm chí thua lỗ.

Để giảm giá thành sản xuất lúa, Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh khuyến cáo nông dân tuyệt đối tuân thủ lịch thời vụ xuống giống theo ngành nông nghiệp địa phương. Đồng thời xuống giống tập trung đồng loạt, liên vùng trên từng cánh đồng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận hành, điều tiết nước và quản lý dịch hại tổng hợp trên diện rộng đạt hiệu quả.

Sở khuyến cáo nông dân nên ưu tiên sử dụng những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng tốt, thích hợp tốt với điều kiện của từng địa phương, có sức đề kháng tốt với sâu bệnh hại để gieo trồng như: OM 18, OM 5451, OM4 900, Đài Thơm 8, ST5, ST24, ST25,..., theo báo Trà Vinh. 

Đồng thời, phải vệ sinh đồng ruộng và làm đất theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp để giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt ngay từ đầu vụ, kiểm soát được cỏ dại, ốc bươu vàng, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công tỉa dặm. Bên cạnh đó, tùy điều kiện vùng đất và tình hình sinh trưởng, phát triển cây lúa, nông dân bón phân với liều lượng, thời điểm thích hợp theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp địa phương.

Ngành nông nghiệp cũng khuyến khích nông dân tăng cường bón bổ sung các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh ngay từ đầu vụ với liều lượng 150 - 200 kg/ha nhằm cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tăng khả năng hấp thụ phân bón, giúp phân giải lân ở dạng khó tiêu chuyển hóa thành dạng lân dễ tiêu, dễ hòa tan để cây lúa có thể hấp thụ được. Bón phân cân đối N - P - K (đạm - lân - kali), tránh bón thừa (nhất là phân đạm), bón đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách, đúng thời tiết mùa vụ để tránh lãng phí.

Nông dân cũng nên sử dụng giống lúa xác nhận một để gieo sạ, sạ thưa, sạ hàng với lượng giống gieo sạ không vượt quá 120 kg/ha, giúp cây lúa đủ không gian sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, từ đó tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc. Bên cạnh đó, áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác kỹ thuật tiên tiến như: “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tưới tiết kiệm nước theo phương pháp tưới “ướt khô xen kẽ” nhằm giảm chi phí trong sản xuất.

Nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện các đối tượng dịch hại và có biện pháp phòng trị kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc hóa học độc tính thấp, an toàn cho thiên địch và môi trường; chỉ phun thuốc khi đối tượng dịch hại ở ngưỡng phòng trị và chỉ phun khi thật sự cần thiết theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn kỹ thuật.

Nhã Lam