Giá lúa gạo hôm nay 13/9: Thị trường gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg đến 300 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (13/9) duy trì xu hướng đi ngang tại tất cả mặt hàng được khảo sát. Theo đó, lúa IR 50404 đang có giá là 5.400 - 5.600 đồng/kg, Nàng Hoa 9 neo trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 neo ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 5451 được giao dịch với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa OM 18 đang có giá 5.700 - 5.900 đồng/kg và lúa Nhật giữ nguyên giá thu mua là 7.600 - 7.800 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay không điều chỉnh. Cụ thể, nếp AG (khô) tiếp tục giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.400 - 5.600 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
5.600 - 5.800 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.400 - 5.600 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
5.700 - 5.900 |
- |
- Lúa Nhật |
Kg |
7.600 - 7.800 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
5.600 - 5.700 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp AG (tươi) |
- |
- |
|
- Nếp AG (khô) |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
13.500 - 14.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.000 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 13/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá gạo nguyên liệu đồng loạt tăng từ 50 - 300 đồng/kg. Trong đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 8.150 - 8.250 đồng/kg, tăng 200 - 300 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 8.700 - 8.800 đồng/kg, tăng 200 - 300 đồng/kg. Tương tự, giá mặt hàng phụ phẩm cũng tăng nhẹ. Hiện giá tấm ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg, tăng 50 - 150 đồng/kg, trong khi đó, giá cám khô giữ ổn định ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang bình ổn. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Năng suất lúa vụ Hè Thu thấp, giá lại giảm
Vừa thu hoạch xong diện tích trồng lúa vụ Hè Thu, ông Nguyễn Văn Bảy, nông dân xã An Nhứt, huyện Long Điền cho biết, so với năm trước, năng suất vụ này giảm gần 1 tạ/sào, chỉ đạt khoảng 6 tạ/sào. Sở dĩ năng suất lúa Hè Thu năm nay giảm do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, khô hạn xảy ra vào đầu vụ, dẫn đến cây lúa kém phát triển. Đặc biệt, vào giai đoạn lúa chín xuất hiện dịch hại bọ xít hôi tấn công, khiến hạt lúa bị lép, gié lúa bạc màu và hiệu quả không cao.
Theo bà con nông dân, vụ Hè Thu năm nay năng suất dao động từ 5,5 tấn/ha, cao nhất cũng chỉ đạt 6 tấn/ha, thậm chí có hộ chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha. “Thời tiết nắng mưa thất thường nên lúa cháy lá hết, sâu bệnh hại tấn công, bị hạt lép nhiều nên khi thu hoạch xong không được bao nhiêu”, ông Bảy thông tin thêm, theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Lan, nông dân xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ cho biết, ngoài thời tiết không thuận lợi, việc giá vật tư đầu vào tăng cao cũng khiến chi phí đầu tư cho vụ Hè Thu không được như những vụ khác. Do đó, năng suất cũng thấp hơn 1 - 2 tạ/sào so với vụ mùa trước.
Ngoài năng suất và giá bán giảm, một yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho mức lợi nhuận của người nông dân đã, đang thu hoạch lúa Hè Thu giảm, thậm chí có hộ chỉ huề vốn và thua lỗ do chi phí đầu tư đều ở mức cao, nhất là chi phí phân bón tăng gấp 2 lần.
Ông Nguyễn Minh Trí, ấp An Lạc, xã An Nhứt, huyện Long Điền thông tin, chi phí nặng nhất là tiền mua phân bón. Cụ thể, giá phân DAP và Urê dao động từ 800.000 đến hơn 1.100.000 đồng/bao, tăng từ 200.000 - 300.000 đồng/bao (tùy loại) so cùng kỳ; thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng từ 10-20%.
Nếu giá thành sản xuất 1ha lúa ở những năm trước thường dao động từ từ 15 - 17 triệu đồng, khi giá phân bón và vật tư nông nghiệp tăng cao như hiện nay thì 1ha lúa phải tăng thêm 3 - 5 triệu đồng/ha. Như vậy, với năng suất lúa khoảng 6 tấn/ha, giá bán lúa OM 5454, OM 18 mức 5.100 - 5.200 đồng/kg; dẻo bầu 5.500 đồng/kg, giảm khoảng 400 đồng/kg so với năm ngoái. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, nông dân chỉ lãi vài triệu đồng/ha. Đối với những chân ruộng thuê, hoặc năng suất 4 - 5 tấn/ha thì chỉ huề vốn, thậm chí thua lỗ.
“So với năm trước, nay giá rẻ vì giống, tiền cắt, xới trục cũng lên mà giá lúa không lên. Chúng tôi bỏ tiền sản xuất ra mà thu có nhiêu đó thì lợi nhuận không được là bao, có người còn lỗ”, ông Trí cho hay.
Ngoài giá vật tư nông nghiệp tăng cao, một gánh nặng khác mà nông dân đang thu hoạch lúa Hè Thu cũng phải chịu là tiền thuê máy cắt ở mức cao. Cụ thể, tiền thuê máy cắt lúa đã tăng từ 40.000 - 60.000 đồng/công so cùng kỳ.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, nông dân xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ cho rằng, giá các loại nguyên liệu đầu vào đều tăng mạnh theo điều kiện thực tế của thị trường. Riêng chỉ có giá lúa là không tăng, thậm chí giảm thêm nên đẩy nông dân vào nhiều tình thế khó, nhất là áp lực tiền vật tư nông nghiệp vào đầu vụ xuống giống và nhiều khoản chi khác.
Để đảm bảo cho vụ sản xuất tiếp theo, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân ngay sau khi thu hoạch lúa Hè Thu cần tranh thủ vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023. Các địa phương cần nghiên cứu, triển khai kế hoạch và điều chỉnh phù hợp về lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa cho phù hợp nhằm né tránh bất lợi của thời tiết.