|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 12/9: Ổn định trong ngày đầu tuần

11:00 | 12/09/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 12/9 đi ngang tại nhiều giống lúa, gạo và nếp được khảo sát. Cơ giới hóa trong ngành hàng lúa gạo vẫn còn chưa hoàn thiện, lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL mong muốn hình thành trung tâm dịch vụ về cơ giới hóa.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (12/9) không có biến động mới trong phiên đầu tuần. Theo đó, lúa IR 50404 đang có giá là 5.400 - 5.600 đồng/kg, Nàng Hoa 9 neo trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 neo ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 5451 được giao dịch với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa OM 18 đang có giá 5.700 - 5.900 đồng/kg và lúa Nhật giữ nguyên giá thu mua là 7.600 - 7.800 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay tiếp tục đi ngang trên diện rộng. Nếp AG (khô) tiếp tục giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.700 - 5.900

-

- Lúa Nhật

Kg

7.600 - 7.800

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp AG (tươi)

 

-

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Thị trường giá gạo nguyên liệu chững lại. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 duy trì ở mức 7.950 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động trong khoảng 8.500 - 8.550 đồng/kg. Giá các mặt hàng phụ phẩm cũng giữ nguyên mức giá cũ so với hôm qua. Hiện giá tấm ở mức 8.300 đồng/kg và cám khô có giá là 7.700 - 7.800 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang duy trì mức giá cũ. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp sẽ gỡ khó cho người nông dân

Thực tế, tại tỉnh Kiên Giang địa phương có diện tích lúa lớn trong vùng. Mức độ ứng dụng cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã đạt từ 80 - 97%. Thế nhưng, ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đặt ra dấu hỏi lớn không chỉ cho tỉnh Kiên Giang mà cả vùng ĐBSCL, là vì sao chi phí sản xuất của bà con nông dân vẫn chưa giảm, hiệu quả của người nông dân vẫn chưa cao, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Ông Toàn trăn trở, khi hiện nay HTX không đủ “sức”để ứng dụng CGH, do chi phí đầu tư khá lớn. Nói theo lời ông Toàn, thì chỉ riêng thiết bị máy bay không người lái (thiết bị drone) chuẩn, phù hợp với nhu cầu nông dân, chi phí đầu tư cũng ít nhất 500 triệu đồng, thiết bị máy cày cũng dao động từ 300 – 400 triệu đồng. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thiết bị drone không chính quy, dẫn đến khó quản lý, kiểm soát về chất lượng cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ông Toàn gợi mở, Kiên Giang đã và đang mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào HTX, hướng dẫn vận hành, giúp HTX có thể tiếp cận máy móc thiết bị mới và giảm nguồn lực vốn đầu tư. Trên tinh thần, doanh nghiệp đầu tư vào rồi tính khấu hao, hai bên cùng đầu tư, thuận lợi trong hợp tác. Ngược lại, doanh nghiệp cũng có được nguồn nguyên liệu đạt chuẩn. Song song đó, về chính sách cũng cần quy định kiểm soát an ninh nhất là thiết bị nhập từ nước ngoài, khuyến khích đưa thiết bị mới vào các mô hình điểm, đào tạo nhân lực thực hiện CGH.

Đồng quan điểm trên, ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đưa ra phép so sánh, trong khi các nước trên thế giới đã hình thành các nhóm sở thích mua chung một máy móc để sử dụng, thì tại Việt Nam hầu hết chỉ có doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân mới có đủ vốn để đầu tư máy làm dịch vụ.

Theo đánh giá chung của ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, hiện nay việc thực hiện CGH ở vùng ĐBSCL chưa đồng bộ, còn manh mún. Năm 2020, tỉnh đã ban hành đề án phát triển nông nghiệp trong đó tập trung vào HTX. “Chúng tôi tập trung chỉ 15 HTX, nhưng HTX phải phát triển mạnh”, ông Hùng nhấn mạnh không tập trung phát triển số lượng HTX mà chú trọng chất lượng.

Địa phương này cũng “mơ ước” hình thành trung tâm dịch vụ CGH nông nghiệp trong đó tất cả máy móc sẽ tập trung vào đây. Và 150 tỷ đồng là con số được Tỉnh ủy Hậu Giang bổ sung vào nguồn kinh phí cho đề án, để khuyến khích các HTX đầu tư CGH.

Nhã Lam