|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 1/12: Tăng - giảm trái chiều trong ngày đầu tháng

11:17 | 01/12/2021
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 1/12 có điều chỉnh mới đối với một số loại lúa gạo tại An Giang. Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang tăng cao từng ngày. Việc sử dụng công nghệ sinh thái, rơm rạ làm phân bón hữu cơ là giải pháp mà nhiều tỉnh ĐBSCL khuyến khích hiện nay.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 2/11

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (1/12) biến động trái chiều ở một vài nơi. Cụ thể, lúa OM18 tăng 100 - 200 đồng so với hôm qua, hiện giá loại lúa này ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg. Nàng Hoa 9 điều chỉnh giảm từ 100 đồng đến 300 đồng, thương lái tỉnh An Giang đang giao dịch với giá 6.000 - 6.200 đồng/kg.

Các loại lúa khác tiếp tục giữ ổn định trong hôm nay. Trong đó, lúa IR 50404 (tươi) ở mức 5.400 - 5.600 đồng/kg, Đài thơm 8 ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg, OM5451 có giá 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 380 giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa khô IR 50404 ở mức 6.500 đồng/kg và Nàng Nhen (khô) neo trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Đối với nếp, nếp vỏ (tươi) đang có giá 5.100 - 5.300 đồng/kg, nếp Long An (khô) không điều chỉnh mới so với hôm qua, tiếp tục thu mua với giá là 7.000 đồng/kg, nếp tươi Long An giữ mức 5.400 - 5.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) ở mức 6.600 - 6.900 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.000 - 6.200

-

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa OM18

Kg

6.000 - 6.100

+200

- Nàng Hoa 9

kg

6.000 - 6.200

-300

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.100 - 5.300

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.000

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

6.600 - 6.900

-

- Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-2.000

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

 Bảng giá lúa gạo hôm nay 1/12 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại Hậu Giang, các loại IR 504-08, OM 18, Đài Thơm 8, ST 24 đang có giá bán dao động từ 11.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại, tăng gần 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Với các loại gạo, giá thu mua hôm nay cũng điều chỉnh giảm ở một vài nơi. Cụ thể, tại chợ An Giang, giá gạo trắng thông dụng ở mức 14.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng so với ngày hôm qua. 

Các loại gạo khác như: gạo nàng Nhen có giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Jasmine ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Hương Lài tăng lên 19.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa lên giá 17.500 đồng/kg vẫn giữ giá không đổi so với ngày hôm qua.

Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giữ mức 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg.

Giảm chi phí phân bón trong sản xuất lúa bằng cách áp dụng công nghệ tại ĐBSCL

Theo báo Cần Thơ Online, chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất lúa tại vùng ÐBSCL, nhất là trong bối cảnh giá các mặt hàng này tăng cao. Do vậy, việc chủ động thực hiện các giải pháp nhằm giảm sử dụng phân bón và thuốc hóa học trong sản xuất lúa là rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa và góp phần bảo vệ môi trường. 

Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng các giải pháp kỹ thuật được ngành Nông nghiệp khuyến cáo như: “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, công nghệ sinh thái hay sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ,… nông dân đã giảm mạnh chi phí tiền phân bón và thuốc BVTV.

Bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Vi sinh Nông nghiệp thuộc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, qua các mô hình cho thấy, kết quả giảm phân bón hóa học từ 30 - 50%, tùy liều lượng rơm rạ trên đồng. Khả năng giảm phân bón tới 50% là rất tốt nếu các mô hình để lại 100% rơm rạ tại ruộng, không lấy đi hoặc đốt đồng. Về thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm được từ 30 - 50%, thậm chí trên 50%. 

Hiện nước ta có nguồn rơm rạ trong sản xuất lúa rất lớn, với khoảng 40 - 44 triệu tấn/năm. Bên cạnh một lượng rơm rạ được thu gom để phục vụ chăn nuôi và các hoạt động sản xuất, hiện vẫn còn một lượng rơm rạ bị người dân đem đốt sau các vụ thu hoạch lúa. 

Theo bà Hà, nông dân nên loại bỏ tập quán đốt đồng gây lãng phí rơm rạ và tác động xấu cho môi trường. Thay vào đó, cần xử lý rơm rạ để tạo nguồn phân bón hữu cơ. Với việc sử dụng chế phẩm vi sinh, nông dân có thể xử lý rơm rạ một cách nhanh chóng chỉ trong thời gian khoảng 10 - 15 ngày sau thu hoạch lúa, thậm chí ít hơn.

Nhã Lam