Trái ngược với sự nhộn nhịp ở thời điểm đầu vụ thu hoạch, từ giữa tháng 2 đến nay thị trường hồ tiêu trong nước khá trầm lắng do Trung Quốc tiếp tục kiên trì với chính sách "Zero COVID", trong khi căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine càng khiến áp lực đè nặng lên giá.
Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã tăng tới 56% qua đó củng cố vững chắc vị thế số một của hồ tiêu Việt Nam tại châu Âu.
Giá tiêu đã chững lại và quay đầu giảm từ giữa tháng 2 đến nay, tuy nhiên người trồng tiêu chỉ bán một số lượng nhỏ đủ để trang trải chi phí tạm thời và ưu tiên giữ lại hàng với kỳ vọng chu kỳ giá sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục tăng trưởng tích cực trong 2 tháng đầu năm 2022 nhờ mặt bằng giá cao hơn và nhu cầu thị trường phục hồi sau 2 năm COVID-19. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu trở lại nhóm xuất khẩu tỷ đô hoàn toàn nằm trong tầm tay của ngành hồ tiêu.
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các vùng trồng tiêu trọng điểm bắt đầu bước vào chính vụ thu hoạch hồ tiêu. Người trồng tiêu nhìn chung đều phấn khởi khi giá tiêu cao hơn đáng kể so với vụ trước, dao động 80.000 – 86.000 đồng/kg so với 50.000 – 53.000 đồng/kg của cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2021, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 38.259 tấn, giảm mạnh 31,7% so với năm 2020. Chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc được cho là đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này.
Năm 2021 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hồ tiêu Việt Nam sau 4 năm chật vật. Giá tiêu trong nước có thời điểm lên đến 90.000 đồng/kg cao nhất trong nhiều năm qua. Nhờ đó mà xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2021 tuy giảm về lượng nhưng giá trị thu về cao nhất kể từ năm 2018.
Trong khi lượng hồ tiêu xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước sụt giảm trong 2 năm gần đây thì các doanh nghiệp vốn FDI vẫn giữ vững đà xuất khẩu. Trong đó, Olam Việt Nam, Nedspice Việt Nam đang là 2 cái tên nổi bật nhất.
Kim ngạch xuất khẩu của hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2021 ước tính tăng vọt 43,8% so với năm 2020 dù lượng xuất khẩu giảm gần 9%. Các chuyên gia dự báo giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm tới do được thúc đẩy bởi nhu cầu ở mức cao trong khi sản lượng dần thu hẹp.
Mặc dù thị trường hồ tiêu khá trầm lắng trong 2 tháng cuối năm nay nhưng triển vọng thị trường trong năm 2022 vẫn tương đối tích cực, giá có thể duy trì mặt bằng cao hơn vào năm tới.
Giá tiêu trong nước biến động khá mạnh trong thời gian gần đây. Từ tăng 8.000 – 9.000 đ/kg lên ngưỡng 86.500 - 90.000 đồng/kg trong tháng 10, giá tiêu đã đảo chiều giảm 3.500 – 5.000 đồng/kg trong nửa đầu tháng 11.
Trong tháng 9 và nửa đầu tháng 10, giá hồ tiêu thế giới và trong nước liên tục tăng cao do nguồn cung eo hẹp, trong khi các thị trường lớn đẩy mạnh mua vào nhằm chuẩn bị nguồn hàng cho nhu cầu tiêu dùng trong dịp Lễ tết cuối năm.
Hiện nay, giá tiêu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức 95.000 đồng/kg, tăng gần 50% so với đầu vụ. Điều này khiến nhiều người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất vui mừng, phấn khởi.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, nếu đà tăng tiêu giá tiếp tục diễn ra và khi đạt mốc 90.000 - 95.000 đồng/kg thì có thể lượng hàng tồn từ 2 - 3 năm trước sẽ được bán ra thị trường.