Tháng đầu năm 2022, giá đường thế giới tiếp tục giảm do chịu áp lực bởi nguồn cung tại Ấn Độ và Thái Lan tăng, đồng thời triển vọng cho niên vụ 2022-2023 của Brazil cũng tương đối khả quan. Giá đường trong nước cũng giảm từ 200 - 500 đồng/kg do nhu cầu thấp trong khi đường nhập lậu và đường nhập khẩu chính ngạch về nhiều.
Giá đường trong nước tiếp tục giảm 200 – 500 đồng/kg trong tháng đầu năm 2022 trước sức ép từ đường nhập lậu. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) ước tính các hoạt động nhập lậu đường khiến Việt Nam thất thu 2.400 tỷ đồng tiền thuế.
Từ tháng 12/2021 đến nay xuất hiện một số thương lái tổ chức thu mua mía trong vùng nguyên liệu của SOSUCO để bán cho Nhà máy đường Tây Ninh. Thậm chí gần đây các thương lái này lập điểm tập kết thu mua mía và đã lắp đặt cẩu mía ngay giữa vùng nguyên liệu của SOSUCO.
OECD dự báo đến năm 2030, mức tiêu thụ đường trên đầu người hàng năm trên thế giới sẽ tăng từ 22 kg lên 23 kg. Ở điều kiện bình thường, cung - cầu cân bằng sẽ tạo ra sự ổn định về giá.
Cùng với đà tăng giá của thị trường thế giới, thị trường mía đường trong nước đã dần phục hồi trở lại trong năm 2021 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế CBPG và CTC đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.
Chuyên gia cảnh báo Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào đường nhập khẩu như Malaysia và Đài Loan nếu liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp lỏng lẻo, thiếu minh bạch và không phân chia lợi nhuận rõ ràng.
Cứ bước vào vụ ép mía mới, tình trạng tranh mua nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy lại tái diễn. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên, giữa nhà máy với nhà máy, nhà máy với người trồng mía vẫn chưa "tìm được tiếng nói chung".
Trước diễn biến nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN tăng đột biến và bất thường, Cục Phòng vệ thương mại đang điều tra dấu hiệu "rửa nguồn" để né thuế của các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết sau khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường Thái Lan, giá đường của Việt Nam bắt đầu tiệm cận giá các nước trong khu vực, giá thu mua mía của ngành mía đường Việt Nam
Sau khi Bộ Công Thương áp thuế với đường Thái Lan, điều tra CBPG với đường từ 5 nước ASEAN đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đường nội địa và giá mía, đường trong nước. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường mở rộng diện tích và tăng trưởng lợi nhuận.
Theo Rabobank, giá thực phẩm có thể neo quanh mức đỉnh 10 năm trong năm 2022 do người tiêu dùng tích trữ hàng hóa, giá năng lượng và cước phí vận chuyển đắt đỏ, thời tiết bất lợi và đồng USD mạnh lên.