|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá đồng, cobalt có thể tăng cao hơn nữa trước rủi ro nguồn cung bị gián đoạn

16:13 | 02/05/2018
Chia sẻ
Ngành hàng hóa đang tập trung vào khủng hoảng xung quanh công ty Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Nga, nhưng một loạt các tranh chấp nổi lên hiện liên quan tới mức giá cao của đồng và cobalt.
gia dong cobalt co the tang cao hon nua vi rui ro nguon cung bi gian doan Giá kim loại hôm nay (2/5): Đồng thoát đáy 1 tháng, thép tăng gần 3%
gia dong cobalt co the tang cao hon nua vi rui ro nguon cung bi gian doan Giá kim loại hôm nay (1/5) đồng loạt giảm do Mỹ tiếp tục miễn thuế cho các nước đồng minh

Tuần trước, công ty khai thác nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Congo đã đệ đơn kiện Glencore, trong khi chính quyền Indonesia đã áp các tiêu chuẩn môi trường mới đối với nhà khổng lồ khai thác đồng và vàng Grasberg của Freeport-McMoran.

“Rủi ro chính trị đã chuyển từ không đáng quan tâm sang mối quan ngại lớn”, ông Michael Stoner, chuyên gia phân tích tại Berenberg, cho biết.

Thách thức này xảy ra khi những quốc gia giàu tài nguyên trên khắp thế giới bắt đầu “soi” tới các công ty khai thác nổi lên từ đợt suy thoái tệ nhất và đang mang lại khoản cổ tức lớn cho các đông.

Giá cobalt đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu năm 2016 trong khi giá đồng tăng 38%, giúp các công ty khai thác thu về các khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định giá hai kim loại này có thể còn tiếp tục tăng mạnh nếu nguồn cung bị gián đoạn.

gia dong cobalt co the tang cao hon nua vi rui ro nguon cung bi gian doan
Glencore và Freeport-McMoRan, hai nhà khai thác lớn, đều đang chịu áp lực từ chính quyền Cộng hòa Dân chủ Congo và Indonesia.

Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Tổng thống Joseph Kabila đã ký thông qua đạo luật khai thác mới với mức thuế và phí khai thác cao hơn đối với các công ty khai thác quốc tế.

Quốc gia giàu tài nguyên này là nhà sản xuất đồng lớn nhất của châu Phi, và chịu trách nhiệm tới 60% sản lượng cobalt của thế giới. Cobalt là nguyên liệu then chốt cần thiết cho việc sản xuất các loại pin dùng để chạy ô tô điện.

Glencore lên kế hoạch thúc đẩy sản xuất cobalt thêm 133% trong vòng 3 năm tới để đáp ứng nhu cầu gia tăng một cách nhanh chóng từ các công ty ô tô.

Tuy nhiên, tuần trước, công ty khai thác nhà nước Gécamines của Congo bắt đầu tiến trình kiện nhà khai thác lớn Kamoto Copper, chi nhánh của Glencore tại quốc gia này, vì cho rằng công ty này vẫn chưa có biện pháp làm giảm khoản nợ hàng tỷ USD, ảnh hưởng tới khả năng trả cổ tức.

Ngoài ra, hôm 27/4, đối tác cũ của Glencore là ông Dan Gertler đã nộp đơn yêu cầu đóng băng tài sản của Glencore tại Israel, vì sắp tới thời điểm thanh toán phí khai thác gần 3 tỷ USD.

“Gerler và Gécamines đã hoạt động như một cặp đôi gây tranh cãi trong suốt một thập kỷ, liên quan tới hàng loạt thương vụ với các công ty liên doanh khác nhau. Với mối quan hệ thương mại sâu sắc, rất khó để tưởng tượng rằng các hoạt động vào tuần trước của họ không liên quan với nhau”, bà Elisabeth Caesens, Giám đốc công ty phi lợi nhuận Resource Matters, nhận định.

Glencore đã không thể trả phí khai thác cho ông Gertler kể từ khi ông nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái.

“Bất kỳ tiến trình nào làm chậm khả năng sản xuất của Glencore có thể dẫn tới nguồn cung bị gián đoạn và giá kim loại tăng cao hơn”, chuyên gia phân tích của JP Morgan, ông Dominic O’Kane cho biết.

Tại Indonesia, nhà khai thác Freeport của Mỹ cũng công bố những vấn đề liên quan tới Grasberg, công ty khai thác đồng và vàng lớn của Freeport ở quốc gia này, với dự kiến sản xuất đạt 520.000 tấn đồng năm 2018.

Trong 20 năm qua, công ty đã có thể loại bỏ các tạp chất, phần đá còn sót lại sau khi kim loại được tách và đưa ra khỏi quặng, thông qua hệ thống sông.

Chính quyền Jakata muốn thay đổi điều đó và yêu cầu Freeport giữ 95% tạp chất trên mặt đất, thay vì 50%.

Freeport cho biết họ không thể thay đổi hệ thống đã hoạt động một cách hiệu quả trong 2 thập kỷ qua, không gây ra bất kỳ hậu quả không lường trước nào đối với môi trường.

Dưới áp lực để lại 51% cổ phần của nhà máy cho mục đích địa phương, Freeport cần đảm bảo một giấy phép khai thác tạm thời khác để duy trì hoạt động tại Indonesia sau tháng 6.

Bên cạnh đó, giới giao dịch lo ngại các cuộc đàm phán tại Escondida, nhà khai thác đồng lớn nhất thế giới tại Chile, vẫn chưa được giải quyết.

Căng thẳng cũng gia tăng tại Mông Cổ, nơi Rio Tinto phát triển mỏ khai thác lớn dưới lòng đất tại sa mạc Gobi. Chính phủ Mông Cổ gần đây đã chấm dứt thỏa thuận cho phép Rio lấy năng lượng cho dự án từ Trung Quốc và yêu cầu công ty trả 155 triệu USD tiền thuế.

Lyly Cao

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.