Giá điện tăng, doanh nghiệp xi măng và thép ‘lo sốt vó’
Mới đây, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, mã: BSI) công bố đánh giá tác động của việc tăng giá điện đến doanh nghiệp sản xuất.
Cụ thể, ảnh hưởng của việc tăng giá bán điện thêm 8,36% vào cuối tháng 3/2019, theo dự kiến, giá bán điện bình quân sẽ tăng thêm 143.79 đồng lên mức 1,864 đồng/kWh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá mua điện giờ thấp điểm được tính 52% và cao nhất 167% so với giá điện bình quân vào thời gian giờ cao điểm. Mặc dù biểu giá tương đối ưu đãi so với các đối tượng kinh doanh và sinh hoạt, tuy nhiên việc tăng giá điện ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất.
Chứng khoán BSC đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm xi măng và các doanh nghiệp thép lò điện khi điện chiếm từ 10 - 15% chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong khi giá bán khó có thể tăng theo chi phí đầu vào do tính chất cạnh tranh trong ngành. Ngược lại, một số doanh nghiệp đã tự chủ được một phần nguồn điện sản xuất như Hòa Phát (Mã: HPG) (tự chủ 40% lượng điện tiêu thụ) và Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) (đủ để tiêu thụ và bán điện lên lưới điện quốc gia).
Trong quý I năm nay, Chính phủ đã ban hành 2 chính sách về giá điện. Thứ nhất là Quyết định số 281 về việc ban hành khung giá phát điện năm 2019 do Bộ Công Thương ban hành về cho đàm phán hợp đồng mua bán điện trong đó giá trần phát điện cho các nhà máy điện than. Thứ hai là tăng giá bán lẻ điện thêm 8,36% từ tháng 3/2019.
Đối với việc tăng giá điện, Chứng khoán BSC đánh giá ảnh hưởng đến nhóm nhà máy niêm yết là không có do chỉ áp dụng với các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn >600mW.