|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá dầu châu Á tăng trước thềm cuộc họp Mỹ-EU về cấm nhập dầu của Nga

21:00 | 21/03/2022
Chia sẻ
Vào lúc 14h39 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 3,74 USD, lên 111,67 USD/thùng trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ được giao dịch ở mức 108,68 USD/thùng.
Giá dầu châu Á tăng trước thềm cuộc họp Mỹ-EU về cấm nhập dầu của Nga - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại nhà máy chế biến dầu thô Abqaiq thuộc Tập đoàn năng lượng quốc doanh Saudi Aramco của Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu tại châu Á tăng hơn 3 USD trong chiều 21/3 khi các nước Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc cùng với Mỹ cấm nhập khẩu dầu từ Nga.

Vào lúc 14 giờ 39 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 3,74 USD, hay 3,5%, lên 111,67 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 3,98 USD, hay 3,8%, và được giao dịch ở mức 108,68 USD/thùng.

Giá dầu tăng lên trước thềm các cuộc đàm phán trong tuần này giữa chính phủ các nước EU và Tổng thống Mỹ Joe Biden hướng đến một loạt các cuộc họp thượng đỉnh nhằm tăng cường các biện pháp đáp trả đối với Nga. Trong đó, chính phủ các nước EU sẽ cân nhắc có ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga hay không.

Khi hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình căng thẳng đang hạ nhiệt, sự tập trung của giới đầu tư đang hướng đến việc liệu thị trường dầu có thể thay thế nguồn cung từ Nga hay không.

Chuyên gia phân tích cấp cao của công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ) Jeffrey Halley cho biết: "Kể cả khi tình hình căng thẳng tại Ukraine chấm dứt, thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với một sự thâm hụt năng lượng mang tính cơ cấu, do các lệnh trừng phạt với Nga."

Bên cạnh đó, các hoạt động quân sự hồi cuối tuần qua nhằm vào các cơ sở năng lượng quan trọng ở một số thành phố của Saudi Arabia, trong đó có các cơ sở dầu khí của tập đoàn Aramco, đã làm gia tăng những quan ngại đối với thị trường dầu vốn đã thắt chặt.

Ngoài ra, báo cáo mới nhất từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, cho thấy sản lượng tháng Hai của nhóm này đã thấp hơn mức mục tiêu hơn 1 triệu thùng/ngày.

Hai nước OPEC có khả năng gia tăng sản lượng dầu ngay là Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, đến nay vẫn từ chối các lời kêu gọi gia tăng sản lượng nhanh hơn để giúp hạ nhiệt giá dầu từ các nước tiêu thụ dầu lớn.

Trong khi đó, tại Mỹ, các công ty năng lượng vẫn đang gặp khó khăn trong việc gia tăng số giàn khoan hoạt động, bất chấp giá dầu tăng mạnh.

Trước tình hình đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hối thúc các chính phủ ngay lập tức thực thi các biện pháp nhằm cắt giảm mức tiêu thụ dầu trên toàn cầu trong vài tháng tới, do lo ngại cuộc xung đột tại Ukraine sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng toàn cầu./.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.