Giá cao su có thể duy trì ở mức thấp thêm một thập kỉ nữa vì nguồn cung dư thừa
Các nhà giao dịch cao su thế giới không bị cuốn đi theo đà tăng 15% của giá mặt hàng này trong năm nay.
Giá cao su vẫn giảm hơn 70% so với đỉnh lập được năm 2017 và các thành phần chính dự báo mặt hàng này còn ít nhất một năm không thuận lợi nữa, với dự đoán giá giảm sâu nhất sẽ duy trì trong một thập kỉ. Nguyên nhân được cho là nguồn cung dư thừa, với các chỉ trích nhắm vào việc người trồng không thể kiếm soát cân bằng nguồn cung với nhu cầu.
Những nhận định này không còn gây bất ngờ đối với những người theo dõi sát thị trường cao su. Loại cây này được trồng tại các quốc gia sản xuất cao su hàng đầu gồm Thái Lan, Indonesia và Việt Nam trong năm 2011, thời điểm sự bùng nổ của giá cao su chín muồi, thúc đẩy sản xuất toàn cầu liên tiếp đạt mức kỉ lục mới.
Mặc dù giá hợp đồng cao su giao sau đã tăng trong năm nay nhờ các nhà sản xuất lớn mới của khu vực châu Á hạn chế xuất khẩu, đà tăng đã bắt đầu chững lại vì lo ngại về tính hiệu quả của biện pháp này.
"Cách duy nhất bạn có thể hỗ trợ giá bền vững đó là ngừng lấy mủ cao su", ông Michael Coleman, một thương nhân cao su nhiều kinh nghiệm và giám đốc của RCMA Group, cho biết. RCMA Group có doanh thu khoảng 1,3 tỉ USD mỗi năm.
Việc các nhà sản xuất hạn chế xuất khẩu chỉ là giải pháp trong ngắn hạn và hiệu quả vẫn chưa rõ ràng, ông nói.
Giá cao su giao sau đã giảm 0,7% tại Singapore trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (22/3), giảm 1,4% tại Tokyo, và 0,8% tại Thượng Hải.
Một thập kỉ buồn
Triển vọng ảm đạm của ông Coleman được các hiệp hội trong ngành gồm Tire Industry Research, có trụ sở tại Anh, hưởng ứng.
Sản lượng cao su toàn cầu có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu lốp cho tới khoảng 2027 - 2028 và các quốc gia sản xuất sẽ rơi vào thời kì giá ở mức rất thấp trong gần một thập kỉ, theo Giám đốc điều hành của Tire Industry Research, ông David Shaw. Ông Shaw đã theo dõi thị trường cao su trong 30 năm.
Giá thấp làm nản long người trồng cây, và theo đó giá có thể bạt tăng trong một thời gian ngắn, ông cho biết.
Nếu các nhà sản xuất nhìn vào dự báo nhu cầu trong 10 năm và sắp xếp kế hoạch trồng cây để cân bằng nhu cầu, họ có thể đảm bảo giá ổn định hơn", ông Shaw nói. Chính phủ các nước nên kiếm soát việc trồng cây cao su một cách cẩn thận hơn để cân bằng cung - cầu trong tương lai.
Ảnh: Brent Lewin/Bloomberg.
Sẽ cần khoảng 7 năm để các cây cho mủ khi một đồn điền bắt đầu đi vào hoạt động và sau đó sản xuất thêm 20 - 25 năm nữa.
Với khoản đầu tư khổng lồ để mở rộng các đồn điền trong giai đoạn giá bùng nổ, người nông dân phải duy trì sản xuất ngay cả với mức giá thấp hiện tại, vì họ thiếu nguồn thu nhập thay thế. Điều này khiến tình trạng dư thừa trở nên tồi tệ hơn, ông Salvatore Pinizzotto, Tổng Thư kú của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế, nhận định.
Kế hoạch hạn chế xuất khẩu để kích giá
Thái Lan, Indonesia và Malaysia, cung cấp khoảng 70% nguồn cung toàn cầu, sẽ giảm xuất khẩu tổng cộng 240.000 tấn trong vòng 4 tháng bắt đầu từ tháng 4.
Mặc dù Thái Lan, nhà sản xuất cao su lớn nhất, đồng ý giảm xuất khẩu, quốc gia này có thể gặp khó khăn trong việc giảm sản xuất. Với các cuộc bầu cử kết thúc vào ngày 24/3, các đảng chính trị đã tìm cách giành phiếu bầu của người nông dân bằng việc đảm bảo giá mùa màng, các khoản vay lãi suất thấp và bảo hiểm sức khỏe giá rẻ.
Đối với ông Coleman, nhu cầu cao su không qua yếu, và nguồn cung dư thừa là vấn đề chính. Giá thấp là một cách loại bỏ những nhà sản xuất chi phí cao của thị trường, ông cho biết.