Giá cà phê hôm nay 18/3: 'Lặng sóng' từ đầu tuấn, giá tiêu tiếp tục phục hồi 1.000 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.000 - 32.700 đồng/kg, không đổi so với cuối tuần trước, theo dữ liệu tintaynguyen.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đi ngang, đạt 33.900 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG | |
— Bảo Lộc (Robusta) | 32,000 |
— Di Linh (Robusta) | 32,000 |
— Lâm Hà (Robusta) | 31,900 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar (Robusta) | 32,800 |
— Ea H'leo (Robusta) | 32,700 |
— Buôn Hồ (Robusta) | 32,700 |
GIA LAI | |
— Ia Grai (Robusta) | 32,700 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa (Robusta) | 32,500 |
KON TUM | |
— Đắk Hà (Robusta) | 32,800 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 33,900 |
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 8/3, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm nhẹ 0,3% xuống 1.485 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,5% lên 97,6 UScent/pound.
Theo Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam, thời tiết không thuận lợi do mực nước thấp và nguy cơ hạn hán ở Tây Nguyên trong bối cảnh giá thấp sẽ khiến sản lượng cà phê năm 2019 giảm. Giá cà phê toàn cầu ở mức thấp nên không khuyến khích nông dân chăm sóc cây cà phê.
Trong 10 ngày đầu tháng 3/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước biến động không đồng nhất tại các địa phương. Tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông, giá cà phê giảm 0,3% so với cuối tháng 2/2019; giá tại Đắk Lắk ổn định; trong khi giá tại Kon Tum và các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,3% và 0,6% so với ngày 28/2/2019.
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 2/2019 xuất khẩu cà phê đạt 115,1 nghìn tấn, trị giá 199,52 triệu USD, giảm 37,3% về lượng và giảm 38,5% về trị giá so với tháng 1/2019, giảm 11,4% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với tháng 2/2018.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 317,1 nghìn tấn, trị giá 551,76 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Giá xuất khẩu cà phê tháng 2/2019 trung bình ở mức 1.733 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng 1/2019 và giảm 10,4% so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.740 USD/tấn, giảm 10,6% so với 2 tháng đầu năm 2018.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục tăng 500 - 1.000 đồng/kg sau khi phục hồi tới 2.500 đồng/kg vào tuần trước. Trong đó, giá tiêu Đồng Nai ghi nhận mức tăng mạnh nhất lên 44.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 46,000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 45,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 46,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 47,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 46,000 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 44,500 |
Kể từ tháng trước, giá tiêu đã giảm 30 rupee/kg. Việc giá giảm là do vụ mùa thu hoạch ở bang Karnataka và Tamil Nadu (Ấn Độ).
Đồng thời, các thương nhân cho rằng giá tiêu giảm mạnh là do nguồn cung dồi dào từ Việt Nam trên thị trường.
Sản lượng tiêu dự kiến đạt 70.000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu bất lợi và lũ lụt ở bang Kerala và Karnataka không đáp ứng được kì vọng ban đầu. Theo ước tính hiện tại, sản lượng tiêu đạt 50.000 tấn.
Theo qui luật thị trường, khi sản xuất giảm giá sẽ tăng. Mặc dù vậy, theo tình hình hiện tại, sản xuất đi xuống đồng thời giá cũng giảm mạnh.
Các thương nhân phàn nàn về việc nhập khẩu tiêu với số lượng lớn từ Nepal ở các bang phía bắc Ấn Độ.
Ông Kishore Shyamji, một thương nhân hồ tiêu, cho rằng sản lượng tiêu xuất xứ từ Việt Nam đến nước này quá lớn và cách để cứu vãn tình trạng khủng hoảng giá cho người nông dân là hạn chế sản lượng nhập khẩu.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 10h35 ngày 16/3 (giờ địa phương) giảm 3,5% xuống 193 yen/kg.
Giá cao su tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo giảm trở lại sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm do giá dầu giảm, mặc dù các nước trong Hội đồng Cao su Quốc tế (ITRC) đã thống nhất cắt giảm xuất khẩu.
Theo đó, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã quyết định giảm xuất khẩu 240.000 tấn cao su kể từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2019. Các nước thành viên sẽ tiếp tục triển khai các dự án theo Kế hoạch thúc đẩy tiêu thụ (DPS) nhằm tăng mức tiêu thụ nội địa và khuyến khích đẩy nhanh tái canh cao su tự nhiên, cũng như chuyển sang các loại cây trồng khác.
Thái Lan tiếp tục tái canh cây cao su thêm 65.000 ha/năm. Trong khi đó, Indonesia sẽ bắt đầu tái canh cây cao su 50.000 ha/năm và Malaysia đang thực hiện chương trình tái canh 25.000 ha/năm. Thái Lan đang triển khai dự án DPS và sẽ tiêu thụ thêm 270.000 tấn cao su.
Chính phủ Malaysia đã phê duyệt ngân sách 100 triệu Ringgit (tương đương 24,5 triệu USD) cho việc bảo trì và xây dựng đường bộ sử dụng hỗn hợp cao su tự nhiên và nhựa đường. Tại Indonesia, cao su thiên nhiên được sử dụng trong các dự án hạ tầng khác nhau như đường bộ, giảm chấn đường sắt, dải phân cách đường, đệm cầu đường và lốp xe đắp lại.