|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 26/6: Bất ngờ tăng mạnh 700 đồng/kg ở Tây Nguyên

08:48 | 26/06/2019
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng 700 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.900 - 34.100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng 700 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.900 - 34.100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Giá cà phê quanh cảng TP HCM tăng 33 USD lên 1.410 USD/tấn.

  Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1.410Trừ lùi: -45
Giá cà phêĐắk Lăk34.100+700
Lâm Đồng32.900+700
Gia Lai33.900+700
Đắk Nông33.800+700
Hồ tiêu45.5000
Tỷ giá USD/VND23.240+10

Kết phiên giao dịch hôm 25/6, giá cà phê giao trong tháng 7 tăng 1,8% lên mức 1.415 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 7 tăng 2,8% lên 105 USCent/pound.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới trong năm 2019 - 2020 đạt 169,1 triệu bao (khối lượng 60 kg), theo báo cáo Cà phê: Thị trường và Thương mại thế giới phát hành tháng 6/2019.

Con số 169,1 triệu bao trong năm 2019 - 2020 đánh dấu sự sụt giảm 5,4 triệu bao so với năm trước. USDA cho rằng sự sụt giảm này chủ yếu do vụ cà phê arabica của Brazil bước vào năm cuối của chu kì sản xuất hai năm một lần, theo Global Coffee Report.

Với dự báo tiêu thụ toàn cầu ở mức kỉ lục 167,9 triệu bao, USDA dự kiến hàng tồn kho cuối kì sẽ giảm 2,8 triệu bao xuống còn 33,5 triệu bao. USDA cũng hạ dự báo khối lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới giảm từ 800.000 bao xuống còn 116,8 triệu bao do xuất khẩu từ Brazil thấp hơn nhiều so với các lô hàng từ Indonesia và Việt Nam.

Sản lượng cà phê arabica của Brazil dự báo giảm 7,2 triệu bao xuống còn 41,0 triệu bao. USDA cho biết mặc dù sản lượng giảm nhưng điều kiện thời tiết tốt chiếm ưu thế ở hầu hết các vùng trồng cà phê trong giai đoạn nở hoa và hình thành quả. Chất lượng cây trồng dự kiến thấp hơn năm ngoái vì cây ở nhiều khu vực đang trong giai đoạn trưởng thành khi vụ thu hoạch diễn ra.

Vụ thu hoạch robusta của Brazil dự báo đạt mức kỉ lục 18,3 triệu bao, tăng 1,7 triệu bao. Lượng mưa dồi dào hỗ trợ sự phát triển của cây trồng ở bang sản xuất chính Espirito Santo, trong khi các biện pháp quản lí cây trồng tốt đã hỗ trợ cho sự gia tăng ổn định ở bang Rondonia.

Tuy nhiên, tổng vụ thu hoạch arabica và robusta dự kiến giảm 5,5 triệu bao xuống còn 59,3 triệu bao. Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê Brazil dự kiến giảm 2,5 triệu bao xuống còn 33,5 triệu và lượng dự trữ cuối năm giảm 1,0 triệu bao xuống còn 2,9 triệu bao. Lượng tiêu thụ dự kiến tiếp tục tăng lên mức kỉ lục 23,5 triệu bao.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang trong khoảng 44.500 - 47.000 đồng/kg. Trong đó, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất nhất tại Đồng Nai.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo46.000
GIA LAI 
— Chư Sê45.000
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa46.000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Tiêu47.000
BÌNH PHƯỚC 
— Tiêu46.500
ĐỒNG NAI 
— Tiêu44.500

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5, xuất khẩu hạt tiêu đạt 38 nghìn tấn, trị giá 93,43 triệu USD, tăng 1,9% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với tháng 4/2019, tăng 64,6% về lượng và tăng 24,3% về trị giá so với tháng 5/2018.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 146 nghìn tấn, trị giá 376,37 triệu USD, tăng 33% về lượng, nhưng giảm 1,3% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Tháng 5, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.458 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 4/2019 và giảm 24,5% so với tháng 5/2018. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.579 USD/tấn, giảm 25,8% so với 5 tháng đầu năm 2018.

Tháng 5, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với tháng 5/2018. Cụ thể: Xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ tháng 5 đạt 5,1 nghìn tấn, trị giá 13,58 triệu USD, tăng 13,5% về lượng, nhưng giảm 7,1% về trị giá.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 11h05 ngày 19/6 (giờ địa phương) tăng 5,2% lên 209,9 yen/kg.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 3 tháng đầu năm 2019, Ấn Độ nhập khẩu 255,31 nghìn tấn cao su, trị giá 475,34 triệu USD, giảm 4,7% về lượng và giảm 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu nhập khẩu từ Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc... 

Trong 3 tháng đầu năm 2019, Ấn Độ tăng cường nhập khẩu cao su từ các thị trường như: Malaysia tăng 228,1%, Singapore tăng 246,7%, Bờ Biển Ngà tăng 57%, Việt Nam tăng 46,5%. 

Trong đó, Ấn Độ nhập khẩu 33,43 nghìn tấn cao su từ Việt Nam, trị giá 47,05 triệu USD, tăng 46,5% về lượng và tăng 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng tăng từ 8,5% trong 3 tháng đầu năm 2018, lên 13,1% trong 3 tháng đầu năm 2019.

Đức Quỳnh