|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 22/1: giảm nhẹ 100 đồng/kg, giá tiêu tiếp tục ở mức thấp

08:30 | 22/01/2019
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (22/1) ở khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 33.000 - 33.700 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở các tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng. Trong khi đó, giá tiêu vẫn ở mức thấp 49.000 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay (22/1) ở khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 33.000 - 33.700 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg, theo dữ liệu từ giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở các tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ở mức 1.453 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1,453 Trừ lùi: -80
Đắk Lăk 33,700 -100
Lâm Đồng 33,000 -100
Gia Lai 33,500 -100
Đắk Nông 33,600 -100
Hồ tiêu 49,000 0
Tỷ giá USD/VND 23,155 0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: giacaphe.com

Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London giảm 0,4% xuống 1.538 USD/tấn.

gia ca phe hom nay 221 giam nhe 100 dongkg gia tieu tiep tuc o muc thap

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu tiêu thụ cà phê rang xay toàn cầu tăng trưởng trung bình 3,6 triệu bao/năm kể từ niên vụ 2014 – 2015 đến nay, Cục Xuất nhập khẩu cho hay. Trong khi đó, Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) dự đoán áp lực dư cung nửa cuối năm 2019 có thể giảm, giá cà phê có thể phục hồi nhờ sản lượng cà phê Việt Nam, Brazil và Ấn Độ dự đoán giảm do thời tiết không thuận lợi.

Tại Việt Nam, năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu sản lượng cà phê đạt 1,67 triệu tấn, tăng 52.400 tấn so với với năm 2018. Nhưng theo Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2019 có thể giảm 20% do chịu ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và diện tích canh tác giảm. Hiện khu vực Tây Nguyên đang bước vào cuối vụ thu hoạch cà phê, nhưng do giá giảm sâu nên người trồng cà phê hạn chế bán ra.

Theo Hợp tác xã cà phê Cooxupé, hợp tác xã lớn nhất của Brazil và cả thế giới, giá cà phê trung bình năm 2018 ở mức thấp nhất 4 năm gần đây đã khiến hầu hết nông dân Mỹ La-tinh giảm đầu tư chăm sóc.

Do đó, sản lượng cà phê của Brazil năm 2019 sẽ giảm từ mức kỷ lục 63,4 triệu bao trong năm 2018, xuống còn 55 triệu bao, trong khi cây cà phê Arabica còn rơi vào năm giảm của chu kỳ “hai năm một lần”. Theo Bộ Thương mại Brazil, tháng 12/2018 xuất khẩu cà phê của nước này tăng 5,31% so với tháng 11/2018 và tăng 58,85% so với tháng 12/2017, xác lập kỷ lục xuất khẩu tháng thứ 3 liên tiếp. Theo dữ liệu thương mại của chính phủ Indonesia, xuất khẩu cà phê Robusta của nước này trong tháng 12/2018 giảm 93.033 bao (tương đương giảm 40,17%) so với tháng 12/2017, đạt 138.540 bao.

Lũy kế 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2018/2019, xuất khẩu cà phê Robusta của Indonesia giảm 416.100 bao, tương ứng giảm tới 42,06% so với cùng kỳ niên vụ cà phê 2017/2018, chỉ đạt 573.255 bao. Theo Ban Cà phê Ấn Độ, xuất khẩu cà phê của nước này năm 2018 đạt 350.280 tấn, thấp hơn so với mức 378.119 tấn của năm 2017. Trong số đó, xuất khẩu cà phê Robusta giảm 17,6%, xuống còn 179.903 tấn.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam không đổi, trung bình ở mức 49.000 đồng/kg.

Theo Báo Tiền Phong, hơn 3.500 ha hồ tiêu chết rụi đẩy hàng nghìn hộ nông dân Tây Nguyên phải điêu đứng. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có việc nông dân trồng tự phát nhiều, phá vỡ quy hoạch.

Nông dân hiện bất lực chứng kiến tiêu chết dần chế mòn trong khi vẫn còn khoản nợ ngân hàng phải trả.

Tại xã Đắk N’Drung (huyện Đắk Song), nông dân cũng đang điêu đứng vì tiêu chết. Từ thời điểm tiêu có hiện tượng vàng lá đến khi chết khô chỉ chưa đầy một tuần khiến chủ vườn không kịp trở tay.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 3/2019 lúc 10h15 ngày 22/1 (giờ địa phương) tăng 1,9% lên 183,9 yen/kg.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), tiêu thụ cao su tự nhiên trên toàn cầu dự báo sẽ tăng 4,2% trong năm 2019, đạt 14,59 triệu tấn, thấp hơn mức tăng 5,2% của năm 2018.

Tiêu dùng cao su tự nhiên tại Trung Quốc, nơi chiếm 40% tổng tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới, dự báo chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm 2019 lên 5,85 triệu tấn, sau khi tăng 5,3% năm 2018 và 7,5% năm 2017. Tại Ấn Độ, tiêu thụ dự báo tăng 4% trong năm 2019.

Theo ước tính sơ bộ, năm 2018 quốc gia này sử dụng 1,21 triệu tấn cao su tự nhiên, tức là tăng tới 12,6% so với năm trước đó, chủ yếu bởi nhu cầu cao từ lĩnh vực sản xuất lốp xe tải. Năm 2018, tiêu thụ cao su tự nhiên của Ấn Độ chiếm khoảng 9% tiêu thụ toàn cầu.

Đức Quỳnh