Giá cà phê hôm nay 2/3: Giảm 100 - 200 đồng/kg, giá tiêu chạm ngưỡng 56.500 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 3/3
Theo trang tintaynguyen.com, giá cà phê hôm nay giảm 100 - 200 đồng/kg ở hầu hết tỉnh thành.
Cụ thể, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Pleiku (Gia Lai) và TP HCM cùng giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống khoảng từ 32.200 - 34.200 đồng/kg.
Tương tự, sau khi giảm 200 đồng/kg, hai địa phương gồm Ia Grai (Gia Lai) và Đắk Hà (Kon Tum) cùng thu mua tại mốc 32.600 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG |
|
— Bảo Lộc ROBUSTA | 32.300 |
— Di Linh ROBUSTA | 32.200 |
— Lâm Hà ROBUSTA | 32.300 |
ĐẮK LẮK |
|
— Cư M'gar ROBUSTA | 33.000 |
— Ea H'leo ROBUSTA | 32.800 |
— Buôn Hồ ROBUSTA | 32.800 |
GIA LAI |
|
— Pleiku ROBUSTA | 32.700 |
— Ia Grai ROBUSTA | 32.600 |
— Chư Prông ROBUSTA | 32.700 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Đắk R'lấp ROBUSTA | 32.600 |
— Gia Nghĩa ROBUSTA | 32.700 |
KON TUM |
|
— Đắk Hà ROBUSTA | 32.600 |
HỒ CHÍ MINH |
|
— R1 | 34.200 |
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục điều chỉnh giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2021 ghi nhận ngưỡng 1.458 USD/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2021 tại New York điều chỉnh xuống mốc 136,85 US cent/pound, giảm 1,69% (tương đương 2,35 US cent) so với hôm qua.
Theo The Hindu Business Line, phân khúc cà phê xuất ngoại hoặc cà phê xuất khẩu sang châu Âu đang bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê Ấn Độ, cho biết: “Nhu cầu từ Italia, thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Ấn Độ, vẫn còn yếu, chủ yếu là nhờ các hợp đồng cũ. Trong khi đó, thu nhập từ Đức có vẻ khả quan hơn”.
Tình trạng trên đã ảnh hưởng đến các lô hàng cà phê cao cấp của Ấn Độ, nhất là cà phê robusta. Tuy nhiên, nhu cầu đối với loại cà phê robusta rẻ hơn vẫn đang khá tốt.
Hiện tại, tuy đang chiếm ưu thế cao hơn nhiều so với cà phê từ Colombia và các khu vực Trung Mỹ, nhưng giống cà phê arabica của Ấn Độ lại ít được ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu.
Ông Rajah nói thêm rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, các nhà xuất khẩu Ấn Độ hiện đang tập trung vào việc giữ lại các thị trường hiện có của họ hơn là khai phá các thị trường mới.
Cập nhật giá hồ tiêu
Từ trang tintaynguyen.com, giá tiêu hôm nay đồng loạt đi lên.
Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai cùng tăng 1.000 đồng/kg lên mốc 54.500 đồng/kg.
Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Bình Phước ghi nhận khoảng giá từ 55.000 - 55.500 đồng/kg,
Hiện tại, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt ngưỡng cao nhất theo khảo sát là 56.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK |
|
— Ea H'leo | 55.000 |
GIA LAI |
|
— Chư Sê | 54.500 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Gia Nghĩa | 55.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
— Giá trung bình | 56.500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
— Giá trung bình | 55.500 |
ĐỒNG NAI |
|
— Giá trung bình | 54.500 |
Phân tích hàng năm của Ủy ban Nhà nước về Thị trường và Trao đổi Hàng hóa Bulgaria (SCCEM) cho thấy, giá bán các mặt tạp hóa của Bulgaria trong năm 2020 đã tăng đáng kể so với năm trước. Đây là mức trung bình cao nhất theo ghi nhận kể từ năm 2015.
Riêng giá thực tế của các mặt hàng nông sản còn liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như sản lượng thu hoạch, chi phí vận chuyển, tiền lương cho nhân công, mức độ phức tạp của quá trình chế biến, giá xăng, giá điện và nhiều yếu tố khác.
Vì vậy, một số mặt hàng nông sản của Bulgaria có giá bình quân thấp hơn so với năm 2019, điển hình trong đó có hồ tiêu, Fresh Plaza đưa tin.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 2/2021 ghi nhận ngưỡng 252,8 yen/kg, tăng 0,99% (tương đương 2,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2021 điều chỉnh lên mức 15.785 nhân dân tệ/tấn, tăng 3,07% (tương đương 470 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Bắt đầu từ tháng 1/2019, gói Khuyến khích Sản xuất Cao su (IPG) được chính phủ Malaysia kích hoạt định kỳ nếu giá cao su chuẩn trung bình hàng tháng ở mức 6,1 ringgit/kg hoặc giá nông trại từ 2,5 ringgit/kg trở xuống.
Việc kích hoạt IPG nhằm phần nào hỗ trợ về mặt tài chính cho các nông hộ sản xuất cao su trong nước khi giá mặt hàng này có xu hướng đi xuống.
Vào tháng 2 vừa qua, Ủy ban Cao su Malaysia (MRB) cho biết, chính phủ đã kích hoạt IPG ở hai bang Sabah và Sarawak, The Edge Markets đưa tin.
Hành động này xuất phát từ thực trạng giá cao su cấp nông trại trong tháng 2 hạ xuống mức thấp. Cụ thể, giá cao su dạng cục là 2,6 ringgit/kg ở bán đảo, 2,5 ringgit/kg ở bang Sabah và 2,4 ringgit/kg ở Sarawak.