Giá cà phê hôm nay 12/2: Tiếp tục giảm mạnh 500 đồng/kg theo đà giảm của thế giới
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 32.200 - 32.900 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg, theo dữ liệu từ giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tới cảng TP HCM ở mức 1.419 USD/tấn, giảm 36 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước
|
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 12/2, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London giảm 1,8% xuống 1.503 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 giảm 2,6% xuống 100 USCent/pound.
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), Xuất khẩu cà phê của Colombia ước tăng 5% lên 1,28 triệu bao trong tháng 12/2018. Tổng lượng xuất khẩu trong giai đoạn tháng 10/2018 – 12/2018 tăng nhẹ 2,2% lên 3,59 triệu bao so với cùng kì niên vụ trước. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Colombia trong giai đoạn này giảm 6,6% so với cùng kì niên vụ 2017 – 2018 xuống 2,67 triệu bao.
Tại Honduras, xuất khẩu cà phê trong tháng 12 giảm 16,1% xuống 354.121 bao trong tháng 12/2018. Trong 3 tháng đầu niên vụ 2018 – 2019, xuất khẩu cà phê giảm 11% xuống 569.071 bao. Việc thiếu hụt nhân công kèm theo thu hoạch muộn chính là những yếu tố khiến xuất khẩu cà phê của nước này giảm.
Honduras chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica xanh với tổng khối lượng giảm 2,7% xuống 7,14 triệu bao trong năm 2018. Đức, Bỉ và Mỹ là những thị trường tiêu thụ chủ yếu cà phê của nước này.
Ấn Độ xuất khẩu được 335.936 bao cà phê trong tháng 12/2018, giảm mạnh tới 29,1% so với tháng 12/2017. Tính chung 3 tháng đầu niên vụ 2018 – 2019, nước này xuất khẩu được 1,06 triệu bao, giảm 28,8% so với cùng giai đoạn của niên vụ 2017 – 2018. Lũ lụt kèm theo sạt lở đất trong tháng 8/2018 đã khiến cây cà phê bị tàn phá nghiêm trọng dẫn tới sản lượng cũng giảm theo.
Sản lượng cà phê nước này dự đoán giảm 10,5% xuống 5,2 triệu bao trong niên vụ 2018 – 2019 từ mức 5,81 triệu bao của niên vụ 2017 – 2018. Đây có thể là niên vụ cà phê thứ hai liên tiếp của Ấn Độ ghi nhận sản lượng giảm. Trong năm 2018, lượng cá phê xuất khẩu của nước này giảm 8,8% xuống 5,97 triệu bao.
Điều này phản ảnh sản lượng của niên vụ 2017 – 2018 giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nội địa tăng. Italy là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê của Ấn Độ nhất chiếm 22% tỉ trọng. Theo sau là các nước Đức (8,1%), Nga (6,2%), Bỉ (5,3%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4,6%).
Xuất khẩu cà phê của Uganda trong tháng 12/2018 giảm 18,6% xuống 314.439 bao so với tháng 12/2017, kéo tổng lượng cà phê tiêu thụ của nước này trong 3 tháng đầu niên vụ 2018 – 2019 giảm 11,2% xuống 1,08 triệu bao.
Nông dân trồng cà phê nước này đã găm hàng do giá giảm quá thấp và phải chịu áp lực lớn từ cà phê của Brazil. Cùng lúc đó, sản lượng cà phê ở một số vùng giảm góp phần khiến xuất khẩu giảm theo. Cà phê Uganda xuất khẩu nhiều nhất sang EU với tỉ trọng lên tới 65% trong năm 2018.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam cũng không đổi ở mức 46.000 đồng/kg.
| ||||||||||||||||||||
Nguồn: tintaynguyen.com |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kiểu nhỏ giọt của Israel trên cây tiêu đã cho thấy hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Quang, ngụ tại ấp 2, xã Lâm San, Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, hiện đang canh tác 2,5 ha cây hồ tiêu trong giai đoạn kinh doanh. Ông là một trong những nông dân trên địa bàn mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kiểu nhỏ giọt NETTAFIM của Israel đem lại hiệu quả cao trên vườn hồ tiêu.
Theo chia sẻ của ông Quang, trước đây, khi chưa áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, gia đình ông thu được trung bình 2,6 tấn tiêu/ha/năm, sau khi áp dụng công nghệ này, năng suất hàng năm ổn định trung bình 3,7 tấn/ha/năm, tăng thêm 1,1 tấn/ha.
Về hiệu quả sử dụng nước, từ nguồn nước giếng khoan, với phương pháp tưới thủ công truyền thống, 04 ngày chủ hộ mới tưới xong 1 ha. Đồng thời phải xoay vòng tưới liên tục hàng ngày. Lượng nước tưới trung bình 300 m3/ha/lần tưới, nửa cuối mùa khô thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt nước tưới do lưu lượng giếng không đủ để bơm tưới. Chưa kể, hiệu quả sử dụng phân bón cũng rất hạn chế với phương pháp tưới truyền thống.
Chuyển sang áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel, mỗi lần tưới 4 giờ/ha, lưu lượng tưới 60 m3/ha/lần tưới, 2 ngày gia đình ông mới tưới 1 lần, mỗi lần vận hành tưới tổng cộng 9 - 10 giờ cho 2,5 ha.
Với chi phí đầu tư chuyển đổi hệ thống tưới nhỏ giọt NETAFIM của Israel cho cây hồ tiêu bình quân 50 - 70 triệu đồng/ha tuỳ theo quy mô, địa hình và kích thước của vườn tiêu, chỉ sau một năm sử dụng, người trồng tiêu đã có thể thu hồi được tiền đầu tư hệ thống tưới qua việc tăng được năng suất, giảm chi phí nhân công tưới nước bón phân, giảm chi phí tiền điện hay tiền khấu hao bơm tưới, giảm chi phí đầu tư phân bón, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
Việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây tiêu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc tăng thu nhập người trồng tiêu cũng như tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới và có nhiều triển vọng mở rộng việc áp dụng công nghệ này.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 3/2019 lúc 10h30 ngày 12/2 (giờ địa phương) tăng 1,2% lên 182,7 yen/kg.
Đầu tháng 1, Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết cơ quan này đang nghiên cứu đề xuất giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cao su nhằm tạo sức hút cho đầu tư.
Bộ trưởng Veng Sakhon cho hay một trong những đề xuất là những lô hàng có giá trị dưới 2.000 USD/tấn sẽ không bị đánh thuế.
Chính phủ Campuchia hiện đánh thuế 50 USD/tấn cao su xuất khẩu nếu giá của lô hàng có giá 1.000 - 2.000 USD/tấn và mức thuế 100 USD/tấn nếu giá vượt ngưỡng 2.000 USD/tấn. Những lô hàng có giá dưới mức 1.000 USD/tấn không bị đánh thuế.
Đề xuất này nhằm thu hút hơn nữa nhà đầu lớn trong ngành cao su, những người từng yêu cầu chính phủ giảm thuế để giảm giá thành sản xuất.
Xem thêm |