|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 12/1: Tiếp tục giảm 600 đồng/kg

06:50 | 12/01/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (12/1) duy trì đà đi xuống với mức giảm 600 đồng/kg so với hôm qua. Trong phiên sáng nay, giá cà phê robusta giao tháng 3/2023 trên Sàn giao dịch London giảm hơn 1,5% xuống mức 1.811 USD/tấn.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 13/1

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h20, giá cà phê trong nước tiếp tục giảm 600 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm thuộc khu vực Tây Nguyên đang thu mua cà phê trong khoảng 38.400 - 39.000 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 38.400 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng. Tiếp đó là tỉnh Đắk Lắk với mức 38.900 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cũng giảm xuống mức 39.000 đồng/kg trong hôm nay.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.841

Trừ lùi: +30

Đắk Lắk

38.900

-600

Lâm Đồng

38.400

-600

Gia Lai

39.000

-600

Đắk Nông

39.000

-600

Tỷ giá USD/VND

23.260

0

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Diễn biến giá cà phê từ tuần 1/tháng 1 đến ngày 12/1. (Tổng hợp: Thảo Vy

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 1.811 USD/tấn sau khi giảm 1,58% (tương đương 29 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 143,9 US cent/pound, giảm 4,64% (tương đương 7 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Tại Ấn Độ, việc miễn thuế đối với sản phẩm xuất khẩu (RoDTEP) cho cà phê xanh đã tăng 40 điểm cơ bản từ 1% lên 1,4%, The Hindu Business Line đưa tin.

Tỷ lệ RoDTEP mới được thông báo vào ngày 9/1 sẽ có hiệu lực từ ngày 16/1 sắp tới. Đối với tất cả các mặt hàng trồng trọt khác như chè, bạch đậu khấu và hạt tiêu, tỷ lệ RoDTEP không thay đổi.

Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê, cho biết, việc tăng tỷ lệ RoDTEP sẽ giúp ích cho các nhà xuất khẩu trong ngắn hạn và người trồng cà phê miễn là nó không bị giảm đột ngột.

Ấn Độ hiện đang nước sản xuất cà phê lớn thứ 7 thế giới với việc xuất khẩu hơn 2/3 sản lượng của mình. Việc tăng RoDTEP có thể giúp thúc đẩy các lô hàng cà phê nhân, vốn đã giảm trong niên vụ 2022.

Mặc dù các lô hàng cà phê tổng thể của Ấn Độ, bao gồm cả tái xuất khẩu, tăng 2,1%, nhưng xuất khẩu cà phê nhân đã giảm 1,5% xuống 265.221 tấn trong năm 2022 so với mức 269.300 tấn của năm trước đó.

Ông Jeffry Rebello, Chủ tịch Hiệp hội Những người trồng trọt Thống nhất ở Nam Ấn Độ (UPASI) - cơ quan thương mại cao nhất của lĩnh vực trồng trọt, cho biết: “Với 70% lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ, bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng được hoan nghênh, dù là rất nhỏ”.

Thảo Vy