Giá cà phê có thể phục hồi trong ngắn hạn vì niên vụ 2017 - 2018 dự báo thâm hụt 3,6 triệu bao
Giá cà phê có thể phục hồi trong ngắn hạn vì dự báo sản xuất cà phê năm 2017 - 2018 thâm hụt 3,6 triệu bao. |
Công ty môi giới hàng hóa dự báo sản xuất cà phê toàn cầu trong năm mùa vụ 2017 – 2018 là 154,4 triệu bao, giảm từ mức 156,3 triệu bao trong năm ngoái, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 158 triệu bao. Sự thâm hụt 3,6 triệu bao có thể hỗ trợ giá cà phê, hiện đang chịu áp lực đi xuống trong 12 tháng qua.
Trong khi đó, Sucden cho biết vị thế bán ròng của hợp đồng cà phê arabica kỳ hạn và lựa chọn trên sàn New York tiếp cận tới những mốc cao kỷ lục, có khiến thị trường dễ bị tổn thương. Ngoài ra, khả năng sự suy yếu của đồng USD cũng sẽ hỗ trợ giá cà phê tăng lên.
Đồng USD suy yếu so với đồng real Brazil đã thúc đẩy giá trị của các tài sản bằng USD, mà trong trường hợp này Brazil là quân cờ chính.
Tuy nhiên, Sucden cũng cảnh báo việc giá cải thiện trong dài hạn, dự báo sự chưa rõ ràng về mùa vụ lớn tại Brazil sẽ kìm đà tăng của giá cà phê.
Vụ mùa lớn hơn ở Brazil
Sản lượng tại quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, Brazil sẽ giảm nhẹ trong năm mùa vụ 2017 – 2018 với 50,6 triệu bao do chu kỳ sản xuất 2 năm của Brazil. Tuy nhiên, đến năm 2018 – 2019, mùa vụ được dự báo là khá cao, đạt 60 – 62 triệu bao bất chấp mùa mưa đến muộn. "Một mùa vụ với năng suất như thế này sẽ có thể làm đầy các kho chứa đã cạn kiệt của Braxin sau nhiều năm thâm hụt", Sucden cho biết.
Ở Việt Nam, nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, mưa lớn có thể không ảnh hưởng đến số lượng sản xuất, có thể đạt 28,1 triệu bao, nhưng có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về chất lượng.
Một lần nữa, mức tồn kho thấp cần phải được bổ sung, và theo Sucden xuất khẩu sẽ duy trì ở mức thấp trong khoảng thời gian còn lại của năm 2017.
Hiện tượng La Nina
Kịch bản nguồn cung này có thể phức tạp bởi hiện tượng La Nina mà các nhà khí tượng học của Mỹ cho biết đang diễn ra và có 65-75% sẽ tiếp tục trong suốt mùa đông.
Mặc dù mối liên hệ giữa hiện tượng La Nina và cà phê thấp hơn so với các mặt hàng khác, Sucden cảnh báo chỉ cần một cơn bão tàn phá ở Việt Nam có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất cà phê robusta trong năm đó và những năm tiếp theo.
Các mô hình thời tiết La Nina thường kết hợp với lượng mưa lớn ở các nước Đông Nam Á, và do đó được các nhà đầu tư ở các thị trường nông nghiệp như dầu cọ theo dõi sát sao.
Nhu cầu tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc
Trong bối cảnh bất ổn về nguồn cung, nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng sẽ xuất hiện ở các thị trường mới và mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, nơi có nhu cầu tăng 45% trong vòng 3 năm trở lại đây.
"Vì thế, chúng tôi tin rằng thị trường robusta sẽ gặp phải tình trạng thắt chặt cơ bản. Nguyên nhân là do sức tiêu thụ của Trung Quốc có lợi cho cà phê robusta chất lượng thấp hơn", Sucden cho biết.
Trong các thị trường đã bão hoà như Mỹ và EU, nhu cầu tăng trưởng khiêm tốn hơn, làm chậm lại mức tăng tiêu thụ chung xuống còn 1,3% trong năm mùa vụ 2017 - 2018.
Sucden kết luận rằng việc sản lượng cà phê trên thế giới thiếu hụt 3,6 triệu bao ở năm 2017 - 2018 có thể thúc đẩy tăng giá trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích tại Commerzbank tỏ ra hoài nghi về kết luận này.
"Mặc dù dự báo 3,6 triệu bao của Sucden nằm trong khoảng trên của dự báo thâm hụt, nhưng có thể sẽ không làm ảnh hưởng tới thị trường", ngân hàng cho biết.