Gạo cao cấp Thái Lan có cơ hội vào EU
Hạn ngạch nhập khẩu gạo hàng năm của EU vào khoảng 630.000 tấn. Nếu không được miễn thuế, mức thuế nhập khẩu EU áp dụng khoảng 145 Euro/ tấn.
Để hưởng điều kiện miễn thuế, trước tiên doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan phải xin giấy phép xuất khẩu gạo từ Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại nước này.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, Thái Lan xuất khẩu vào EU 146.362 tấn gạo, đạt giá trị 140 triệu USD. Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu 405.263 tấn gạo đạt giá trị 315 triệu USD vào EU, tăng so với kim ngạch xuất khẩu 399.519 tấn trị giá 296 triệu USD năm 2018.
Hiện tại, Thái Lan đang nỗ lực khởi động đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại với Hiệp hội Hậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) bao gồm 4 quốc gia Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Điển.
Tổ chức này được thành lập vào năm 1960 bởi 7 quốc gia thành viên Châu Âu nhằm xúc tiến tự do thương mại và hội nhập kinh tế.
Vụ Đàm phán Thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan đang triển khai việc nghiên cứu lợi ích và ảnh hưởng của Hiệp định FTA trên.
Việc lấy ý kiến dư luận cũng sẽ sớm được thực hiện. Về tiến trình, sau khi được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ sẽ trình đề xuất với Hội đồng Chính sách Kinh tế Quốc tế và Nội các để thông qua.
Việc đàm phán giữa EFTA và Thái Lan bắt đầu từ tháng 10/2005 và đã qua 02 vòng đàm phán nhưng bị tạm dừng kể từ năm 2006. Efta là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Thái Lan.
Kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 9,77 tỉ USD trong năm 2019, trong số này, kim ngạch xuất và nhập khẩu đạt lần lượt 5,67 tỉ USD và 4,1 tỉ USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại 02 chiều đạt 8,39 tỉ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đạt 7,05 tỉ USD, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhóm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan sang EFTA bao gồm nữ trang, đồng hồ và linh kiện, ô tô và linh kiện. Trong khi đó, nhóm các sản phẩm nhập khẩu chính bao gồm kim cương và đá quý, nữ trang, bạc và vàng, đồng hồ và linh kiện, máy móc và phụ kiện.