|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam

11:50 | 09/02/2021
Chia sẻ
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020 nhưng có gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới.
Gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam - Ảnh 1.

Gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. (Ảnh: Honda Vũng Tàu).

Đây là thông tin nổi bật trong báo cáo kết quả khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài chính 2020 do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8/2.

Trong số hơn 900 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam tham gia trả lời khảo sát thì có hơn 400 doanh nghiệp có ý định tiếp tục đầu tư để mở rộng các chức năng như sản xuất hàng hóa thông dụng, hàng hóa có giá trị cao bán hàng, kho vận và nghiên cứu; trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng chức năng bán hàng và sản xuất hàng hóa thông dụng ở mức cao so với các quốc gia, khu vực khác.

Ngoài ra, có 16,4% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng cường đầu tư thiết bị, đầu tư mới trong thời gian tới. Các lĩnh vực được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư gần đây không chỉ là công nghiệp chế tạo, chế biến mà còn có cả chuyển đổi số, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao…

Ông Hirai Shiji - Trưởng văn phòng đại diện JETRO tại Tp. Hồ Chí Minh thông tin, lý do các doanh nghiệp định hướng mở rộng hoạt động tại Việt Nam là khả năng tăng doanh thu tại thị trường nội địa, tăng doanh thu nhờ mở rộng sản xuất và tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn cao trong những năm tới.

Bên cạnh việc mở rộng đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang xem xét việc thiết lập lại một số chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 như thay đổi đơn vị thu mua hoặc lựa chọn lại địa điểm sản xuất.

Trong đó, có 18,8% doanh nghiệp cho biết sẽ chọn đơn vị cung ứng của Việt Nam sau khi thay đổi, cao nhất trong số 20 quốc gia châu Á, châu Đại dương được khảo sát. Nếu có dịch chuyển địa điểm sản xuất, 18,1% doanh nghiệp chọn Việt Nam, sau Thái Lan (20%).

Theo các doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng, có lợi thế về tình hình chính trị - xã hội ổn định và chi phí nhân công thấp so với mặt bằng chung của các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro như tốc độ tăng lương tối thiểu cao, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch, hệ thống thuế, thủ tục thuế, thủ tục hành chính phức tạp...

Điều này làm phát sinh thời gian và chi phí thừa do các thủ tục khác nhau gây cản trở hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp trông đợi hệ thống thủ tục thuế, hành chính sẽ được cải thiện theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp coi trọng việc tuân thủ quy định có thể dễ dàng hoạt động.

Song song với hoàn thiện chính sách, doanh nghiệp Nhật Bản cũng mong muốn mở rộng thu mua linh kiện, vật liệu tại chỗ. Chính vì vậy, để thu hút các nhà đầu tư mới và doanh nghiệp cũ mở rộng đầu tư, Việt Nam cần phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện nhanh khả năng cung ứng nội địa.

Hiện nay, mức thu mua linh kiện, vật liệu Việt Nam của doanh nghiệp Nhật Bản mới đạt 37%, tương đương với Malaysia nhưng thấp hơn nhiều so với Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc.

Theo báo cáo của JETRO, trong năm tài chính 2020 (tháng 4/2020 - 3/2021), do ảnh hưởng của dịch COVID-19 có tới 52,8% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thông báo suy giảm lợi nhuận so với năm 2019 và 29,4% doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định; 17,8% số doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp bày tỏ sự lạc quan vào khả năng kinh tế Việt Nam phục hồi sớm trong năm 2021 nhờ khả năng kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Xuân Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.