|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

FLC kịch trần sau khi cập nhật kế hoạch tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ

17:49 | 11/10/2021
Chia sẻ
Cổ phiếu Tập đoàn FLC dư mua giá trần hàng chục triệu đơn vị trong phiên đầu tuần, vốn hóa đạt trên 8.600 tỷ đồng.
FLC kịch trần sau khi cập nhật kế hoạch tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ - Ảnh 1.

Khách sạn FLC Luxury Hotel tại Quy Nhơn, Bình Định. (Ảnh: Đức Quyền).

Phiên giao dịch đầu tuần 11/10, thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc trên diện rộng. VN-Index tăng 1,6% lên 1.394 điểm. VN30-Index tăng 2,3% và lấy lại mốc 1.500 điểm, 28/30 mã thành viên đóng cửa trên tham chiếu.

Cổ phiếu Tập đoàn FLC tăng 6,6% lên 12.150 đồng/cp và là một trong số 11 mã ở HOSE kết phiên trong sắc tím. Thanh khoản khớp lệnh của FLC hôm nay đạt gần 35 triệu đơn vị, tương đương hơn 400 tỷ đồng. Khi thị trường đóng cửa, vẫn còn hơn 16 triệu cổ phiếu FLC dư mua giá trần.

Vốn hóa của tập đoàn tăng từ gần 8.100 tỷ đồng lên hơn 8.600 tỷ. Phiên cuối tuần trước (8/10), FLC cũng tăng 1,3%.

FLC kịch trần sau khi cập nhật kế hoạch tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ - Ảnh 2.

Cổ phiếu FLC tăng kịch trần phiên 11/10, đóng cửa ở 12.150 đồng/cp. (Nguồn: TradingView).

Cổ phiếu FLC giao dịch khởi sắc sau khi tập đoàn của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cập nhật phương án chào bán gần 497 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10:7.

Chủ trương chào bán đã được đại hội cổ đông của FLC thông qua vào ngày 12/4 năm nay. Tuy nhiên ít ngày trước, FLC mới công bố mức giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cp.

Giá cổ phiếu FLC càng tăng cao, đợt chào bán sẽ càng hấp dẫn với nhà đầu tư và càng có cơ hội thành công.

Nếu bán hết 100% số cổ phiếu theo kế hoạch, vốn điều lệ của FLC sẽ tăng từ 7.100 tỷ đồng lên 12.070 tỷ đồng, tương đương hơn 1,2 tỷ cổ phiếu lưu hành. 

Số cổ phiếu niêm yết của FLC có thể sẽ đứng trên LienVietPostBank (Mã: LPB) và Tập đoàn Masan (Mã: MSN), nhưng còn ở dưới Eximbank (Mã: EIB) và Tập đoàn Petrolimex (Mã: PLX).

FLC kịch trần sau khi cập nhật kế hoạch tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ - Ảnh 4.

Bamboo Airways - hãng hàng không do FLC thành lập và nắm lượng lớn cổ phần - gần đây cũng tăng vốn từ 16.000 tỷ lên 18.500 tỷ, đứng thứ 3 ngành hàng không Việt Nam sau Vietnam Airlines và ACV. Đây là lần tăng vốn thứ 4 của Bamboo Airways trong năm 2021 này.

Đầu tháng 10, Bamboo Airways đã thoái toàn bộ hơn 10% cổ phần khỏi CTCP Quản lý vốn và tài sản FLC Holding. Tính theo mệnh giá, thương vụ này có giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng.

Tuy Bamboo Airways không còn là cổ đông của FLC Holding nhưng FLC Holding vẫn đang nắm giữ 6,27% vốn điều lệ của Bamboo Airways.

Phiên hôm nay 11/10, nhiều cổ phiếu liên quan tới Tập đoàn FLC cũng đồng loạt đi lên như KLF, ROS, ART cùng thêm trên 4%, AMD tăng 1,8%, HAI lên 1,1%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quyền

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.