Fitch cảnh báo rủi ro từ cho vay bất động sản của các ngân hàng tại Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings mới đây phát đi báo cáo mới nhất trong đó nhấn mạnh các ngân hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt với rủi ro tăng dần liên quan đến bất động sản.
Cụ thể, ngân hàng Australia và New Zealand nằm trong số các quốc gia đối mặt với áp lực từ thị trường bất động sản lớn nhất. Trong khi đó, ngân hàng ở Sri Lanka, Mongolia và Việt Nam có sự bảo vệ thấp nhất từ các quỹ dự phòng rủi ro.
Fitch nhận định các biện pháp kiểm soát điều hành và chính sách vĩ mô của các quốc gia đều đã tính đến tác động trực tiếp đến từ thị trường bất động sản nhà ở đi xuống, đặc biệt là tại các thị trường đã phát triển, nơi các quỹ dự phòng rủi ro có xu hướng cao hơn. Song, trong một số trường hợp các chính sách kinh tế và tiền tệ lại có thể làm vấn đề trầm trọng hơn.
Rủi ro cho vay bất động sản lớn hơn ở các quốc gia phát triển. (Ảnh: Nikkei)
Rủi ro từ các khoản vay mua nhà tăng lên đối với các ngân hàng khi khả năng trả nợ của người vay nhạy cảm hơn với các yếu tố từ nền kinh tế, cùng với đó là việc các nhà băng phụ thuộc nhiều vào cho vay bất động sản trong bối cảnh thị trường đi xuống.
Đáng chú ý, ngành ngân hàng của các nền kinh tế phát triển ở Châu Á đối mặt với rủi ro lớn hơn về mảng cho vay bất động sản, đồng thời có dư tín dụng hộ gia đình lớn hơn các quốc gia mới nổi.
Australia và New Zealand là hai trường hợp nổi bật với tỉ lệ dư nợ hộ gia đình trên GDP lên tới 129% và 94% lần lượt ở thời điểm cuối năm 2018.
Dù vậy, hệ thống ngân hàng ở các thị trường phát triển lại có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản trị chu kì bất động sản và có các quỹ dự phòng lớn hơn, đó là chưa kể đến cách tiếp cận chủ động của các cơ quan quản lý có thể giảm bớt tác động tiêu cực khi thị trường đi xuống.
Tỉ trọng cho vay bất động trong tổng tài sản hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia/ vùng lãnh thổ. (Nguồn: Fitch Ratings)
Ở các quốc gia mới nổi, rủi ro của ngân hàng với ngành bất động sản thấp hơn nhưng đang có xu hướng tăng dần trong bối cảnh chính phủ phụ thuộc nhiều vào nó để thAustralia đẩy kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao thường ẩn giấu các vấn đề về chất lượng tài sản và rủi ro từ thị trường bất động sản có thể khiến các nhà băng dễ tổn thương hơn, đặc biệt ở những quốc gia có quỹ dự phòng rủi ro thấp (Mongolia, Sri Lanka và Việt Nam).
Ngân hàng tại Việt Nam dễ bị ảnh hưởng khi tín dụng tiêu dùng tăng trưởng nhanh cùng vấn đề nợ xấu trong quá khứ và vốn mỏng. Fitch nhận định thị trường bất động sản tại Việt Nam vẫn có nguy cơ đi xuống mặc dù triển vọng kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Các rủi ro liên quan ở Ấn Độ và Sri Lanka có thể chưa được đánh giá chính xác thì nhiều yếu tố, trong đó có thông tin kém minh bạch, báo cáo của Fitch ghi nhận.