Financial Times: Châu Âu đối diện với nguy cơ suy thoái vì giá khí đốt cao kỷ lục
Theo trang Financial Times, EU sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp giữa bộ trưởng năng lượng của các nước khi giá khi đốt ngày một leo thang, chạm mức cao nhất mọi thời đại vào hôm 26/8. Đây được xem là mối đe doạ đưa nền kinh tế khu vực này vào một cuộc suy thoái sâu.
Thủ tướng Cộng hoà Czech ông Petr Fiala hôm 26/8 cho biết với tư cách là chủ tịch luận phiên của Hội đồng Châu Âu, ông sẽ triệu tập bộ trưởng năng lượng các nước để thảo luận các biện pháp khẩn cấp cụ thể nhằm giải quyết tình hình năng lượng. Bộ trưởng Thương mại Cộng hoà Czech Jozef Sikela cho biết cuộc họp sẽ diễn ra sớm nhất có thể.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh giá khí đốt ở Châu Âu ở mức cao kỷ lục 343 euro/megawatt giờ (tương đương 100 USD/triệu BTU) vào hôm 26/7, tiềm ẩn mối đe doạ đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng.
Hiệp hội Ngành Công nghiệp Phân bón EU hôm 26/8 cảnh báo rằng 70% sản lượng ở Châu Âu đã bị cắt giảm do giá khí đốt quá cao. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu ngày càng trầm trọng, đe doạ các lĩnh vực sản xuất.
Hồi tháng 7, các bộ trưởng khối EU đã đồng ý giảm 15% lượng tiêu thụ khi đốt quốc gia trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023,so với mức tiêu thụ trung bình của mỗi nước trong cùng giai đoạn tính từ năm 2016-2021, nhằm vượt qua mùa đông khắc nhiệt khi nguồn cung khí đốt bị hạn chế.
Ngoài ra, Brussels có thể đưa ra yêu cầu bắt buộc thực hiện mục tiêu trên nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp về nguồn cung, tức là nguy cơ cao thiếu khí đốt nghiêm trọng.
Các nước EU đang nỗ lực dự trữ đầy khí đốt trước khi mùa đông tới phòng trường hợp Nga tiếp tục hạn chế nguồn cung khí đốt nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt mà EU đã áp đặt liên quan căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Giá khí đốt ở Châu Âu tăng gần 30% trong tuần qua khi các thương nhân và công ty đang chạy đua mua gom, tích trữ cho mùa đông.
Nguồn cung khí gas trở nên hạn hẹp kể từ khi Nga khoá van đường ống dẫn khí Nord Stream 1 sang Châu Âu hồi tháng 6. Các ngành công nghiệp có thể đối mặt với việc phân bổ khí đốt vào mùa đông.
Chính phủ các nước Châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt tăng cao khi căng thẳng Nga - Ukraine bùng nổ và việc cắt giảm nguồn cung khí được các chính trị gia Châu Âu mô tả là “vũ khí hoá khí đốt”.
Bộ trưởng Năng lượng Đan Mạch Jergensen đã cố gắng nhận mạnh sự đoàn kết của EU khi mới đây phát biểu: ”Thật phi thường khi EU có thể gắn bó với nhau trong thời điểm khó khăn như hiện nay”.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn còn hoài nghi về những gì có thể làm được hoặc ít nhất là việc có thể giúp đỡ các nước láng giềng giảm bớt gánh nặng về hoá đơn năng năng lượng hay không.
Nông dân và ngành công nghiệp sản xuất phân bón đã cảnh báo về mối nguy cơ sản lượng cây lương thực có thể giảm vì giá phân bón quá cao và nguồn cung khan hiếm.
Ông Chris Lawson tại công ty tư vấn CRU cho biết: “Chúng tôi dự đoán giá phân bón sẽ tăng mạnh trong vài tuần tới. Phân bón gốc nitơ thường cung cấp 2/3 dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Do đó, việc nguồn cung giảm có thể khiến giá phân bón tăng và sản lượng lương thực năm nay sẽ giảm”.
Ngoài ra ông Jacob Hansen, Tổng giám đốc của Tổ chức Dinh dưỡng Cây trồng cho biết “Ngành công nghiệp phân bón Châu Âu đang trong cuộc khủng hoảng toàn diện vì thị trường khí đốt Châu Âu đang dần bị phá huỷ”