|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Euromoney: 'Con hổ' kinh tế Việt Nam đẩy mạnh tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước

14:25 | 20/03/2018
Chia sẻ
Việt Nam đang cho thấy quyết tâm giải quyết các vấn đề tài chính mạnh mẽ hơn bao giờ hết và việc này sẽ giúp cải thiện triển vọng đầu tư thông qua các cải cách kinh tế trên nền tảng thị trường.
euromoney con ho kinh te viet nam day manh tu nhan hoa doanh nghiep nha nuoc Đầu tư nước ngoài - điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 2018
euromoney con ho kinh te viet nam day manh tu nhan hoa doanh nghiep nha nuoc Việt Nam nổi lên như câu chuyện kinh tế hấp dẫn nhất Đông Nam Á

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều cải thiện nhất trong khảo sát rủi ro của Euromoney vào năm ngoái trong số các thị trường cận biên và mới nổi châu Á.

Năm 2018 có thể là năm quyết định trong cải cách kinh tế, đặc biệt là quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp này bị trì hoãn nhiều năm qua nhưng hiện đang là ưu tiên của Việt Nam nhờ các thay đổi về mặt chính sách. Các doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco, MobiFone đều đã được cổ phần hóa. 23% cổ phần của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) cũng vừa được bán thành công.

euromoney con ho kinh te viet nam day manh tu nhan hoa doanh nghiep nha nuoc
Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Getty Images.

"Con hổ" kinh tế

Theo đuổi chiến lược hướng đến xuất khẩu, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) xác định Việt Nam là một trong 6 quốc gia Đông Á sẽ có tăng trưởng GDP thực hơn 6% trong năm nay.

Trong khi đó, lạm phát vẫn được kiểm soát và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang tìm cách giảm thêm lãi suất cho vay thương mại sau khi giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất xuống còn 6,25% vào tháng 7 năm ngoái nhưng không làm biến động tỷ giá.

Xếp 80 trong số 186 quốc gia trong bảng xếp hạng rủi ro, tăng ba bậc so với năm 2016, các rủi ro kinh tế của Việt Nam đang dần được kiểm soát tốt hơn.

Kinh tế phát triển nhanh cải thiện tỷ lệ tăng trưởng GDP và việc làm. Xuất khẩu và du lịch bùng nổ đang giúp Việt Nam hướng đến tốc độ tăng trưởng 7,4% trong quý I/2018, theo ước tính của chính phủ.

“Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ trong những năm qua và hướng đến các loại hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn khi hàng điện tử đã vượt qua hàng dệt may”, ông Markus Böcklinger, chuyên gia phân tích rủi ro quốc gia của Erste Group Bank, cho biết.

Mô hình tăng trưởng này cũng hưởng lợi khi Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Ông Böcklinger cũng lưu ý, nhờ lợi nhuận xuất khẩu cao, nợ nước ngoài so với lợi nhuận ngoại hối thấp hơn tại các nước tương đồng; và phần lớn nợ nước ngoài là các khoản vay ưu đãi của các thể chế tín dụng đa phương.

“Xét về quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài cũng như bảng cân đối hiện tại – có thể cân bằng hơn trong vài năm tới, nợ nước ngoài của Việt Nam có thể sẽ ổn định”, ông Böcklinger cho biết.

Tuy nhiên, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ đủ đáp ứng hơn hai tháng nhập khẩu. Đây được xem là mức thấp đối với một nền kinh tế mới nổi. Dù vậy, NHNN vẫn đang xây dựng kho dự trữ ngoại tệ quốc gia vốn sắp cán mốc kỷ lục 60 tỷ USD.

Những rủi ro tiềm ẩn

Các chuyên gia vẫn lo ngại về tính ổn định của hệ thống ngân hàng do nợ xấu cao, đặc biệt là nợ xấu liên quan đến các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước.

Số điểm khảo sát về tài chính chính phủ của Việt Nam thấp, với thâm hụt ngân sách dự kiến đạt 3,7% GDP trong năm 2018 và gánh nặng nợ gần giới hạn 65% do Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, thâm hụt đã giảm còn khoảng 6% GDP trong những năm gần đây và quá trình tư nhân hóa dự kiến sẽ mang về nguồn thu đáng kể cho đất nước.

Trường Giang