EU sẽ đánh giá nỗ lực phòng chống IUU của Việt Nam trong tháng 5
62 doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU | |
Cấp bách khắc phục Thẻ vàng EC |
Trước đó, vào tháng 10/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã quyết định cảnh cáo thẻ vàng với Việt Nam với lý do chưa nỗ lực giải quyết tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp.
Ảnh minh họa. Nguồn: SeafoodSource, |
Trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) hồi tuần trước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, EU sẽ dùng kết quả của đợt đánh giá sắp tới để quyết định có rút thẻ đỏ - cấm hoàn toàn việc nhập khẩu hải sản từ Việt Nam, duy trì thẻ vàng hay rút lại thẻ vàng - cho phép nhập khẩu hải sản Việt Nam như bình thường.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã kết thúc chuyến thăm EU dài 4 ngày vào ngày 24/3 vừa qua. Trong chuyến thăm, ông kêu gọi EU rút lại thẻ vàng vì những nỗ lực của Việt Nam trong xử lý vi phạm IUU.
Trong tháng tới, Việt Nam dự kiến sẽ trình EU báo cáo chi tiết về các biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện nhằm xử lý tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp. Đến tháng 5, EU sẽ tiến hành khảo sát thực địa và đánh giá kết quả Việt Nam đã đạt được. TTXVN dẫn lời ông Karmenu Vella - Cao ủy châu Âu về Môi trường, Các vấn đề Hàng hải và Nghề cá – cho biết, EU sẽ chỉ rút lại thẻ vàng nếu nhận thấy Việt Nam thực thi hiệu quả tất cả các đề xuất mà EU đưa ra hồi tháng 10/2017.
Thẻ vàng hiện tại của EU chỉ mang tính cảnh cáo với Việt Nam và trên thực tế không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai bên. Kể từ năm 2012, EC và Việt Nam đã thảo luận về những hạn chế trong các quy định về nghề cá và việc thực thi các quy định này. Hai bên đã chính thức tham gia quy trình đối thoại để giải quyết các bất đồng. Trong các cuộc thảo luận, EU cho biết sẽ cân nhắc cung cấp các gói hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho ngành hải sản Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Trong năm 2017, EU đã vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hải sản Việt Nam sang 14 quốc gia thành viên EU đạt 1,42 tỷ USD trong năm ngoái, tăng 22,1% so với năm 2016.