|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

EC đề nghị giải phóng tiền từ các ngân hàng Nga để giúp kinh doanh lương thực

07:13 | 20/07/2022
Chia sẻ
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 19/7 đã đề nghị các nước thành viên giải phóng "một số khoản tiền" từ các ngân hàng Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt của EU để giúp nối lại hoạt động buôn bán các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, bao gồm lúa mì và phân bón.

 EC đề nghị giải phóng tiền từ các ngân hàng Nga để giúp kinh doanh lương thực. (Ảnh: Anadolou Agency).

Theo một nhà ngoại giao châu Âu, EU "muốn làm rõ rằng không có gì trong các lệnh trừng phạt đang ngăn chặn việc vận chuyển ngũ cốc ra khỏi Nga hoặc Ukraine".

Người châu Âu đang chịu áp lực từ các đối tác châu Phi, những người đã nhập khẩu hơn một nửa số lúa mì của họ từ Ukraine hoặc Nga trước khi xảy ra cuộc xung đột.

Theo một đề xuất được đệ trình lên các quốc gia thành viên, "các cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia thành viên có thể cho phép giải phóng một số quỹ đóng băng hoặc các nguồn lực kinh tế thuộc các ngân hàng sau khi đã xác định rằng các quỹ hoặc nguồn lực kinh tế này cần thiết cho việc mua, nhập khẩu hoặc vận chuyển nông sản và thực phẩm, bao gồm lúa mì và phân bón”.

Bảy ngân hàng của Nga - Bank Rossiya, Promsvyaebank, VEB-RF (hoặc Vnesheconombank; VEB), Otkritie FC Bank (trước đây gọi là NOMOS Bank), Novikombank, Sovcombank (trước đây gọi là Buycombank), và VTB Bank – liên quan đến đề xuất này.

Đề xuất đã được đệ trình lên đại sứ của các quốc gia EU tại Brussels và nếu nó được chấp nhận, một thủ tục bằng văn bản để các quốc gia thông qua sẽ được tổ chức hôm 20/7 và sau đó các biện pháp này sẽ được công bố trên Công báo của EU hôm 21/7.

Nguyên thủ quốc gia Senegal và là Chủ tịch đương nhiệm của Liên minh châu Phi, Macky Sall, cảnh báo về hậu quả của các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với hoạt động buôn bán ngũ cốc, đặc biệt vì việc loại trừ các ngân hàng chính của Nga khỏi hệ thống tài chính chuyển tiền quốc tế Swift. 

Hương Giang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.