|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

EC 'không có thông tin' các công ty mua khí đốt Nga bằng đồng ruble

03:00 | 03/05/2022
Chia sẻ
EU khẳng định họ không có thông tin như Bloomberg đưa về ít nhất 10 doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt tự nhiên của Nga đã mở tài khoản ở ngân hàng Gazprombank để thanh toán bằng đồng ruble.

Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Ngày 2/5, Ủy viên phụ trách vấn đề năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson cho biết Ủy ban châu Âu (EC) không có thông tin về việc bất kỳ công ty châu Âu nào mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble, sau khi Moskva yêu cầu các khách hàng nước ngoài tuân thủ cơ chế chuyển việc thanh toán từ đồng euro và đồng USD sang đồng nội tệ Nga.

Phát biểu trước thềm một cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU tại Brussels, ông Simson nói: “Ủy ban châu Âu không có thông tin về việc bất kỳ quốc gia hay công ty tư nhân nào sẵn sàng làm việc này (mua khí đốt Nga bằng đồng ruble).”

Hồi tuần trước, hãng tin Bloomberg cho biết ít nhất 10 doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt tự nhiên của Nga đã mở tài khoản ở ngân hàng Gazprombank để thanh toán bằng đồng ruble.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng các nước EU nhập khẩu khí đốt của Nga mà thanh toán bằng đồng ruble có khả năng vi phạm các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva hiện nay.

Để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi cuối tháng Ba vừa qua đã ký sắc lệnh quy định tất cả các hợp đồng cung cấp khí đốt với các công ty đăng ký hoạt động tại các quốc gia "không thân thiện" chỉ được thanh toán bằng đồng ruble bắt đầu từ ngày 1/4.

Tập đoàn năng lượng của Nga Gazprom mới đây đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria sau khi cả hai đều từ chối thanh toán bằng đồng ruble.

Thanh Bình

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.