Đức nghi ngờ có gian lận khí thải ở 4 hãng ôtô
Bê bối gian lận khí thải Volkswagen: Cựu giám đốc nhận án 7 năm tù | |
Bê bối gian lận khí thải: Volkswagen trả thêm 2,5 tỷ USD tại Mỹ |
Đức có thể sẽ mở rộng một cuộc điều tra về hãng cung cấp thiết bị và phụ tùng ôtô Robert Bosch do nghi ngờ có dính líu tới vụ bê bối gian lận khí thải.
Đây là thông tin được Văn phòng Công tố viên thành phố Stuttgart đưa ra ngày 20.4.
Cùng ngày, tờ Spiegel của Đức đưa tin, các công tố viên nước này nghi ngờ Bosch cung cấp cho nhiều nhà sản xuất ôtô như Fiat, Ford, General Motors và Hyundai phần mềm kiểm soát khí thải bất hợp pháp.
VW đã tốn khoảng 25 tỉ Euro (31 tỉ USD) để xử lý hậu quả do bê bối gian lận khí thải. Ảnh: Arynews. |
Văn phòng công tố viên thành phố Stuttgart cũng đã xác nhận, việc mở cuộc điều tra sơ bộ về mối liên hệ giữa Bosch và bốn nhà xuất xe ôtô kể trên, song không cho biết thêm thông tin chi tiết.
Trước đó, Văn phòng công tố viên thành phố Stuttgard đã mở cuộc điều tra về các thỏa thuận khí thải của Bosch với tập đoàn sản xuất ôtô Volkswagen (VW) trong năm 2015 - thời điểm vụ bê bối gian lận khí thải của VW bị phanh phui ở Mỹ.
Bosch cho biết, hiện không thể đưa ra bất cứ bình luận gì về chi tiết các cuộc điều tra, nhưng khẳng định Bosch đang hợp tác đầy đủ với các cơ quan chức năng.
Trước đó, cùng ngày, Văn phòng công tố viên thành phố Stuttgart cho biết cảnh sát Đức đã bắt giữ quản lý của nhà sản xuất xe ôtô hạng sang Porsche - công ty con của Volkswagen, trong vụ điều tra vụ bê bối gian lận khí thải của VW. Porsche song không nêu đích danh người quản lý bị bắt. Nhưng báo chí Đức cho hay, người bị bắt là Joerg Kerner - một kỹ sư phụ trách bộ phận động cơ và đang làm việc cho doanh nghiệp sản xuất xe ôtô Audi khi vụ bê bối gian lận khí thải bị phanh phui. Người này bị bắt do tình nghi gian lận và quảng cáo sai lệch về hệ thống khí thải của dòng xe lắp động cơ diesel do Porsche sản xuất.
Porsche và Audi đều thuộc công ty mẹ VW, đang nỗ lực khôi phục hình ảnh sau vụ bê bối gian lận khí thải. Cho đến nay, VW tốn khoảng 25 tỉ euro (31 tỉ USD) để xử lý hậu quả của vụ việc nghiêm trọng này.