Dù EU tích trữ đầy các kho chứa khí đốt cũng chỉ đáp ứng 30% nhu cầu
Tốc độ tích trữ khí đốt đang nhanh hơn so với kế hoạch
Theo Reuters, tiến trình tích trữ khí đốt của các nước nước Châu Âu đã diễn ra khả quan hơn dự kiến trong bối cảnh mùa đông đang đến gần. Hiện Đức đã tích trữ được 83,6% bể dự trữ, sắp tiến tới mục tiêu 85% trước ngày 1/10. Tuy nhiên, nước này này cảnh báo mục lấp đầy 95% bể tích trữ là khó khăn nếu các hộ gia đình và các công ty không sử dụng tiết kiệm.
Toàn Châu Âu nói chung đã đạt 80,17% dung lượng lưu trữ của mình, vượt quá mục tiêu 80% được đặt ra cho ngày 1/10.
The Sydney Morning Herald, mặc dù tiến trình tích trữ khí đốt của EU khá suôn sẻ nhưng họ cũng đã phải trả mức giá rất đắt và không có gì đảm bảo chắc chắn rằng tình trạng gián đoạn khí đốt trong mùa đông sẽ không xảy ra. Ngay cả khi mức độ tích trữ của khối đạt tới 100% thì cũng chỉ đủ đáp ứng 25 - 30% nhu cầu.
Về ngắn hạn, việc tích trữ khí đốt phần nào giúp giá gas hạ nhiệt ngay cả khi Nga thông báo tạm thời đóng đường ống Nord Stream trong 3 ngày để bảo trì.
Tuy nhiên, dù giảm 16% trong phiên giao dịch 1/9 thì giá khí đốt của Châu Âu vẫn cao gấp gần 10 lần so với một năm trước đó.
Ngay cả Vương quốc Anh không phụ thuộc vào khí đốt của Nga cũng bị ảnh hưởng hưởng bởi giá thế giới tăng đột biến. Giới chức nước này cảnh báo hoá đơn sử dụng khí đốt trung bình của các hộ gia đình trong tháng 10 có thể tăng từ 3.352 USD lên 5.950 USD và sẽ còn tăng trong những tháng tiếp theo chủ yếu do nhu cầu cầu sưởi ấm.
Cả EU và Anh đều đang cố gắng đưa ra các biện pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng của họ.
Trong ngắn hạn, họ tung ra một số khoản trợ cấp cho các hộ gia đình và trong một số trường hợp là các doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, về lâu dài, EU vẫn sẽ phải chật vật với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ còn kéo dài?
Ngay cả việc mở cửa trở lại các mỏ than và tiếp tục vận hành các nhà máy hạt nhân ở Đức và Pháp vốn đã được ấn định đóng cửa sớm nhất là vào cuối năm nay, cũng sẽ không mang lại giải pháp lâu dài cho các thách thức năng lượng của Châu Âu.
Một số dự báo cho rằng EU có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng không chỉ dừng lại ở mùa đông năm nay mà còn nhiều năm tới.
Theo trang Financial Times, ông Ben Van Beurden, Tổng giám đốc (CEO) của tập đoàn dầu khí khổng lồ Shell mới đây cảnh báo Châu Âu có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trong nhiều mùa đông tiếp theo, đồng thời khối này sẽ phải phân bổ và tiết kiệm năng lượng.
Dự báo của người đứng đầu tập đoàn dầu khí lớn nhất Châu Âu được đưa ra sau khi nguồn cung của Nga bị cắt giảm khiến giá khí đốt của khối này tăng lên ngưỡng kỷ lục. Điều này đẩy Châu Âu đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái sâu.
Ông Ben Van Beurden cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng này cũng là “bài kiểm tra” của sự đoàn kết giữa các nước thành viên khối EU khi chính phủ buộc phải quyết định làm thế nào để giữ các ngành công nghiệp chủ chốt tiếp tục phát triển.
Ông cũng nói thêm, áp lực nguồn cung năng lượng không thể giới hạn trong “chỉ một mùa đông” mà sẽ còn kéo dài thêm nữa.
Ông nói: “Rất có thể chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều mùa đông thiếu khí đốt như năm nay. Chúng ta cần phải nhanh chóng tìm giải pháp thay thế bên cạnh việc tiết kiệm và phân bổ năng lượng hiệu quả. Chúng ta phải đối diện với thực tại này”.
Chính phủ các nước Châu Âu phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng sau khi căng thẳng Nga - Ukraine bùng nổ. Việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt bị các chính trị gia Châu Âu chỉ trích là “vũ khí hoá khí đốt”.
Giá khí đốt của Châu Âu đã tăng khoảng 30% vào tuần trước lên 343 euro/megawatt/h trong bối cảnh các công ty đồ xô tích trích để đảm bảo nguồn cung cho mùa đông. Con số này cao hơn 30 lần so với mức giá cách đây 2 năm và hơn 10 so với mức hiện tại ở Mỹ.
Đức đang gấp rút tích trữ khí gas bởi quốc gia này đang đứng trước nguy cơ khó lòng vượt qua mùa đông năm nay nếu Nga cắt đứt dòng chảy khí đốt sang nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này.
Hồi cuối tháng 7, chính phủ Đức đã đồng ý chi 15 tỷ Euro (tương đương 15 tỷ USD) để giải cứu Uniper khi tập đoàn khí đốt này trở thành nạn nhân mới nhất của đợt cắt giảm nguồn cung mà Nga đang thực hiện. Đức sẽ mua 30% vốn của Uniper và trở thành cổ đông lớn thứ 2.
Uniper là công ty năng lượng đầu tiên tại Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – rung chuông báo động về việc giá hóa đơn tăng phi mã. Công ty đã nộp hồ sơ xin chính phủ giải cứu vào đầu tháng 7 này.
Mới đây công ty Fortum (có trụ sở tại Phần Lan và là cổ đông chi phối của Uniper) đã kêu gọi các cơ quan quản lý Bắc Âu ổn định thị trường điện bằng cách điều chỉnh các yêu cầu về tài sản thế chấp, đồng thời cảnh báo rằng việc một công ty nhỏ vỡ nợ cũng sẽ gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng đối với hệ thống điện Bắc Âu.
Theo Bloomberg, EU cho biết họ đang lên kế hoạch khẩn cấp để kìm hãm đà tăng giá điện. Chính phủ các nước đã chi khoảng 280 tỷ euro (tương đương 278 tỷ USD) cho các gói cứu trợ.
Tháng trước, CEO của Shell cũng từng nhận định thị trường năng lượng sẽ còn bị thắt chặt trong thời gian tới với nguồn cung hạn chế và giá cả biến động không chỉ trong 6 tháng cuối năm mà còn kéo dài sang cả năm sau.