|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá vàng 24/3: Biến động nhẹ trong khi chờ đợi tín hiệu mới?

18:53 | 23/03/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay (23/3) giảm trở lại vào đầu phiên nhưng cuối phiên điều chỉnh tăng giảm khác nhau. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng vì lo ngại về tình hình tại Ukraine hỗ trợ nhu cầu đối với tài sản an toàn, nhưng kim loại quý vẫn chịu áp lực về khả năng tăng lãi suất cao hơn tại Mỹ.

Giá vàng SJC biến động không đồng nhất

Giá vàng SJC hôm nay (23/3) tăng giảm trái chiều vào cuối phiên với mức điều chỉnh trong khoảng 50.000 - 300.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh được khảo sát vào lúc 17h42.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng miếng SJC đồng loạt tăng trở lại 300.000 đồng/lượng  theo cả hai chiều mua - bán.

Trong khi tại Tập đoàn Doji, giá vàng trong nước giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng ở chiều chiều bán ra.  

Tại Tập đoàn Phú Quý, giá vàng SJC biến động trái chiều khi chiều bán giảm 50.000 đồng/lượng thì chiều mua lại tăng 150.000 đồng/lượng. 

Tại hệ thống PNJ và Bảo Tín Minh Châu, vàng SJC cùng tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra còn chiều mua vào tăng lần lượt 260.000 đồng/lượng và 200.000 đồng/lượng.

 

Chốt phiên ngày 23/3

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

68,10

68,82

+300

+300

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

68,10

68,80

+300

+300

Tập đoàn Doji

67,70

68,60

-100

-200

Tập đoàn Phú Quý

67,95

68,70

+150

-50

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

67,96

68,80

+260

+200

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

67,96

68,80

+260

+200

Bảo Tín Minh Châu

67,96

68,70

+200

+200

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 17h42. (Tổng hợp: Du Y)

Dự báo giá vàng ngày 24/3

Trong phiên giao dịch ngày 23/3, giá vàng giao ngay tăng 0,34% lên 1.928 USD/ounce vào lúc 18h32 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng tăng 0,41% lên 1.929 USD/ounce.

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Tư (23/3), vì lo ngại về tình hình tại Ukraine hỗ trợ nhu cầu đối với tài sản an toàn, nhưng kim loại quý vẫn chịu áp lực về khả năng tăng lãi suất cao hơn tại Mỹ.

Theo ông Michael McCarthy, Giám đốc chiến lược tại Tiger Brokers, Australia, tiềm năng lãi suất tăng cao hơn trên toàn cầu đang đè nặng lên vàng. Trong khi đó nhu cầu về nơi trú ẩn an toàn vẫn mạnh mẽ khi đối mặt với xung đột địa chính trị ở Ukraine.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở St. Louis, ông James Bullard đã kêu gọi ngân hàng trung ương tăng lãi suất qua đêm lên 3% trong năm nay và tích cực triển khai các biện pháp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.

Thị trường đang đặt cược vào 72,2% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm vào tháng 5. Tỷ lệ đặt cược đã tăng chỉ từ hơn 50% vào đầu tuần. 

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên mức cao mới kể từ tháng 5/2019, theo đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, theo Reuters.

Ông McCarthy nói rằng sự lạc quan xoay quanh thoả thuận hoà bình tại Ukraine đang bắt đầu mờ nhạt và điều đó đã khiến một số nhà giao dịch nghĩ rằng có khả năng xảy ra sự bứt phá về đà tăng.

Phương Tây có kế hoạch công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với Điện Kremlin trong bối cảnh cuộc khủng hoảng địa chính trị ngày càng tồi tệ bất chấp các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga ghi nhận những bước tiến.

Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới, nhưng với những yếu tố hiện tại, giá vàng SJC có thể biến động nhẹ trong khi chờ đợi thêm tín hiệu từ thị trường thế giới để xác định xu hướng.

Tố Tố

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.